Chế Linh có dáng dấp thanh cảnh và cân đối. Khuôn mặt ông chỉ bảnh trai chớ không thể gọi là đẹp trai được. Nhưng trông ông nồng mặn, có cái duyên dáng nhuận nhị thâm trầm. Da ông tuy đen nhưng ánh mắt nụ cười rạng rỡ. Cặp mắt ông như loé tia nắng reo vui, cái nhìn ông lẳn, liếc đong đưa cô bán dưa tê bại, liếc qua lại cô bán cải ngất ngây.
Nụ cười ông tếu và tươi sao mà tươi hơn hớn. Đứng giữa một đám người, ông nổi bật lên nhờ mái tóc, nhờ vẻ nồng mặn và đậm đà thập phần quyến rũ ở màu da và nhờ cái vẻ ranh mãnh linh họat kia.
Nếu màu da sậm kia đuợc hồng huyết cầu thắp ánh phản chiếu của tấm lụa đào dưới nắng thì nó sẽ có màu đồng đỏ, tức là màu da lý tưởng của người Âu người Mỹ. Nhưng Chế Linh thì khó thể tìm được ánh hồng cho nước da ngăm đen của mình bởi vì anh là nghệ sĩ lấy đêm làm ngày.Lại nữa, các người đẹp ái mộ ông cứ đeo dính ông, tát vơi sinh lực của ông, cho nên da ông tái mét kinh niên, hồng huyết cầu không đủ dân số để thắp ánh ráng chiều rực rỡ lên màu ngăm đen đó.
Giọng hát của Chế Linh sở dĩ mê hoặc được thính giả là vì ông có thần trí sáng tạo mãnh liệt. Ông biết tìm cái độc đáo cho giọng hát mình. Tự bản chất, tiếng hát đó khoẻ khoắn trơn tru. Nó êm ái như mật ngọt rót vào ly, như bóng con thiên nga luớt qua mặt ao đầm.
Nhưng ông có tham vọng, ông không chấp nhận những gì Trời ban cho ông trong tiếng hát. Ông phải khuấy động nó bằng cách kéo tỉ tê ở chổ này, rên thống thiết ở chổ kia, quẫy lộn bằng cách uốn giọng ở chổ khác. Khi lên cao, ông không giát mỏng giọng hát mà ông gào rống quằn quại như bị một vết thương đau nhức hành hạ ông dở sống dở chết. Và ông biết tét giọng cho mỏng ở chổ ngang ngang, đã vậy ông còn hát lơ lớ để giọng hát đượm một chút rã rời cực kỳ duyên dáng.
Khi lên cao giọng hát Chế Linh như muốn khua động vào lòng cổ tháp trên đất Hời trong đó có tỉnh Phan Rang. Nơi đó có muôn vạn hồn ma dân tộc Chiêm Thành còn u uất trong cảnh quốc phá gia vong mà muôn đời họ không thể báo phục, không thể giành lại đất tổ tiên xưa. Giọng hát khi tét ở chổ ngang ngang có một chút gì nũng nịu để làm bao con tim phụ nữ phải mềm lòng như trái dưa gang chín và phải lỏng dạ như sáp ong bị hơ lửa nóng.
Chế Linh có làn hơi dài và mướt. Vậy mà ông không chịu tập ngân nga. Khi hát tới cuối câu, ông kéo dài làn hơi theo trường độ nốt nhạc, nếu làn hơi có gợn sóng có đổ hột thì tốt, còn nếu nó phẳng lì xuôi theo một vạch ngang thì ông chẳng nao núng.
Thật ra, ông chẳng quan tâm đến vấn đề ngân nga vì ông quan niệm rằng đó là vấn đề then chốt với các ca sĩ khác, nhưng đối với ông chỉ là chuyện phụ thuộc, chuyện nhỏ nhoi không đáng kể. Quần chúng thích ông đâu phải ở nghệ thuật ngân nga mà ở những điểm độc đáo do ông sáng chế ra.
Khách sành điệu khó tánh cho rằng Chế Linh ưa chơi trò vọc nước giỡn trăng khi ông cất tiếng hát, làm cho tiếng hát phá thể một cách táo tợn. Nhưng đa số quần chúng thì lại nghĩ khác: nếu vứt bỏ những cái fantaisies thuần chất sáng tạo kia thì giọng ông trụi lũi như con kim ngư bị cắt hết đuôi và vi kỳ tha thướt đi, như con chim công bị tướt hết lông đuôi lộng lẫy điểm mặt nguyệt để nó hết xoè cánh quạt. Chính những cái tỉ tê sướt mướt, gào rống, tét giọng đó làm nên giọng hát đẹp theo kiểu quái chiêu của Chế Linh, đưa ông lên lâu đài vinh quang cao chót vót.
Không hiểu tại sao con người nhanh nhẹn và sinh động như Chế Linh mỗi khi cất tiếng hát thì giọng ông não nuột gấp đôi gấp ba ý tình của bản nhạc. Bài hát "Những Bước Chân Âm Thầm" của Y Vân đã có sẵn âm điệu buồn cô đơn rồi. Nhưng khi nó được Chế Linh diễn tả, nổi buồn cô đơn đó đậm hẵn lên, rã rời như những bước thất thểu của oan hồn uổng tử. Phải chăng trong đáy thẳm của tiềm thức ông, nổi hờn vong quốc vẫn chưa nguôi?
Chế Linh sáng tác nhạc lấy tên Tú Nhi trước hết để cho chính ông hát. Các nhạc phẫm đó có nhiều chổ để cho ông tét giọng, để ông tỉ tê, để ông kéo dài nhừa nhựa như kéo dài nổi cô đơn và nổi tuyệt vọng khủng khiếp của dân tộc mình. Vậy mà nhạc của ông lại phổ biến trong quần chúng.
Biết bao người hát chúng theo anh. Song đó là mồi lửa đốt cánh đồng rạ khô, cả cánh đồng cháy rực trong một thời gian ngắn, nhưng tấm lòng khán thính giả đối với ông vẫn là nền đất khô dưới chân rạ để cho tiếng hát ông cắm vào đó những bó mạ mới, để trổ bông lúa mới.
Nụ cười ông tếu và tươi sao mà tươi hơn hớn. Đứng giữa một đám người, ông nổi bật lên nhờ mái tóc, nhờ vẻ nồng mặn và đậm đà thập phần quyến rũ ở màu da và nhờ cái vẻ ranh mãnh linh họat kia.
Nếu màu da sậm kia đuợc hồng huyết cầu thắp ánh phản chiếu của tấm lụa đào dưới nắng thì nó sẽ có màu đồng đỏ, tức là màu da lý tưởng của người Âu người Mỹ. Nhưng Chế Linh thì khó thể tìm được ánh hồng cho nước da ngăm đen của mình bởi vì anh là nghệ sĩ lấy đêm làm ngày.Lại nữa, các người đẹp ái mộ ông cứ đeo dính ông, tát vơi sinh lực của ông, cho nên da ông tái mét kinh niên, hồng huyết cầu không đủ dân số để thắp ánh ráng chiều rực rỡ lên màu ngăm đen đó.
Giọng hát của Chế Linh sở dĩ mê hoặc được thính giả là vì ông có thần trí sáng tạo mãnh liệt. Ông biết tìm cái độc đáo cho giọng hát mình. Tự bản chất, tiếng hát đó khoẻ khoắn trơn tru. Nó êm ái như mật ngọt rót vào ly, như bóng con thiên nga luớt qua mặt ao đầm.
Nhưng ông có tham vọng, ông không chấp nhận những gì Trời ban cho ông trong tiếng hát. Ông phải khuấy động nó bằng cách kéo tỉ tê ở chổ này, rên thống thiết ở chổ kia, quẫy lộn bằng cách uốn giọng ở chổ khác. Khi lên cao, ông không giát mỏng giọng hát mà ông gào rống quằn quại như bị một vết thương đau nhức hành hạ ông dở sống dở chết. Và ông biết tét giọng cho mỏng ở chổ ngang ngang, đã vậy ông còn hát lơ lớ để giọng hát đượm một chút rã rời cực kỳ duyên dáng.
Khi lên cao giọng hát Chế Linh như muốn khua động vào lòng cổ tháp trên đất Hời trong đó có tỉnh Phan Rang. Nơi đó có muôn vạn hồn ma dân tộc Chiêm Thành còn u uất trong cảnh quốc phá gia vong mà muôn đời họ không thể báo phục, không thể giành lại đất tổ tiên xưa. Giọng hát khi tét ở chổ ngang ngang có một chút gì nũng nịu để làm bao con tim phụ nữ phải mềm lòng như trái dưa gang chín và phải lỏng dạ như sáp ong bị hơ lửa nóng.
Chế Linh có làn hơi dài và mướt. Vậy mà ông không chịu tập ngân nga. Khi hát tới cuối câu, ông kéo dài làn hơi theo trường độ nốt nhạc, nếu làn hơi có gợn sóng có đổ hột thì tốt, còn nếu nó phẳng lì xuôi theo một vạch ngang thì ông chẳng nao núng.
Thật ra, ông chẳng quan tâm đến vấn đề ngân nga vì ông quan niệm rằng đó là vấn đề then chốt với các ca sĩ khác, nhưng đối với ông chỉ là chuyện phụ thuộc, chuyện nhỏ nhoi không đáng kể. Quần chúng thích ông đâu phải ở nghệ thuật ngân nga mà ở những điểm độc đáo do ông sáng chế ra.
Khách sành điệu khó tánh cho rằng Chế Linh ưa chơi trò vọc nước giỡn trăng khi ông cất tiếng hát, làm cho tiếng hát phá thể một cách táo tợn. Nhưng đa số quần chúng thì lại nghĩ khác: nếu vứt bỏ những cái fantaisies thuần chất sáng tạo kia thì giọng ông trụi lũi như con kim ngư bị cắt hết đuôi và vi kỳ tha thướt đi, như con chim công bị tướt hết lông đuôi lộng lẫy điểm mặt nguyệt để nó hết xoè cánh quạt. Chính những cái tỉ tê sướt mướt, gào rống, tét giọng đó làm nên giọng hát đẹp theo kiểu quái chiêu của Chế Linh, đưa ông lên lâu đài vinh quang cao chót vót.
Không hiểu tại sao con người nhanh nhẹn và sinh động như Chế Linh mỗi khi cất tiếng hát thì giọng ông não nuột gấp đôi gấp ba ý tình của bản nhạc. Bài hát "Những Bước Chân Âm Thầm" của Y Vân đã có sẵn âm điệu buồn cô đơn rồi. Nhưng khi nó được Chế Linh diễn tả, nổi buồn cô đơn đó đậm hẵn lên, rã rời như những bước thất thểu của oan hồn uổng tử. Phải chăng trong đáy thẳm của tiềm thức ông, nổi hờn vong quốc vẫn chưa nguôi?
Chế Linh sáng tác nhạc lấy tên Tú Nhi trước hết để cho chính ông hát. Các nhạc phẫm đó có nhiều chổ để cho ông tét giọng, để ông tỉ tê, để ông kéo dài nhừa nhựa như kéo dài nổi cô đơn và nổi tuyệt vọng khủng khiếp của dân tộc mình. Vậy mà nhạc của ông lại phổ biến trong quần chúng.
Biết bao người hát chúng theo anh. Song đó là mồi lửa đốt cánh đồng rạ khô, cả cánh đồng cháy rực trong một thời gian ngắn, nhưng tấm lòng khán thính giả đối với ông vẫn là nền đất khô dưới chân rạ để cho tiếng hát ông cắm vào đó những bó mạ mới, để trổ bông lúa mới.
No comments:
Post a Comment