Monday, November 28, 2011

Hà Thanh Tiếng Hát Thướt Tha Cành Lệ Liễu









Hà Thanh
Đi hát từ những năm đầu của thập niên 50 trên Đài Phát Thanh Huế. Bài hát được nhiều người yêu mến nhất thời đó là bài "Hẹn Một Ngày Về" của Lê Hữu Mục. Bài này có nhiều chữ cuối câu chị uốn láy thật uyển chuyển và mềm mại nghe truyền cảm vô cùng. Người Huế gọi chị là "Chim Họa Mi xứ Huế" ngay từ giữa thập niên 50. Đậu thủ khoa cuộc tuyển lựa ca sĩ do Đài Phát Thanh Huế tổ chức.
Vào Nam năm 1962 (63?), được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nâng đỡ và chẳng bao lâu được các hãng dĩa mời thu thanh và hát trên Đài Phát Thanh Saigòn. Chị được thính giả khắp nơi ái mộ nồng nhiệt qua hình ảnh một cô gái Huế mảnh mai, dịu hiền, kín đáo, thâm trầm và duyên dáng. Ca sĩ Hà Thanh rất ăn ảnh trên TV.

Tiếng hát Hà Thanh yểu điệu như cành liễu buông tơ tha thướt .Lệ liễu soi bóng bên ao đầm , xõa tóc trong đêm trăng , rũ bóng trong khu vườn được đóng cổng vây rào. Lệ liễu hong tóc dưới ánh nắng mai , bên trong bức tường vẽ hoa gấm của khuôn viên một nàng cô phụ thuộc hàng quý tộc thuở xa xưa. Khung cảnh nào có lệ liễu mà chẳng trữ tình như thơ , diễm ảo như mộng ?


Bài hẹn một ngày về có nhiều tiếng cuối câu để Thanh Hà uốn láy. Nét láy mới uyển chuyển và mềm mại làm sao ? Chúng ta có thể liên tưởng đến một giòng tiểu khê trong vắt chảy uốn éo giữa vùng cỏ mượt nhung. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến dải lụa đào bay trong gió dịu nắng hiền . Chúng ta cũng có thể mường tượng đến đuôi cánh diều vẽ nét lược duyên dáng trên lưng gió , in trên nền trời xanh bát ngát trong buổi đẹp trời.
Tiếng hát Hà Thanh dồi nữ tính nhất. Đây là một giọng soprano thanh và mỏng mà mỗi tiếng hát như một vì sao sáng lấp lánh , kết thành một dải ngân hà cho câu hát. Cái điệu đà trong giọng hát chị là cái điệu bẩm sinh của một cô thiên kim tiểu thư sống trong tú các hương khuê , chứ không phải cái điệu của các cô danh kỹ dùng để để nịnh ái đàn ông. Điệu mà không lẳng , điệu mà vẫn giữ nét cao sang quý phái. Điệu phơn phớt phấn mỏng , điệu ngan ngát hương trinh.


Muốn đến ca trương giớ nhạc , Hà Thanh phải qua một cuộc tuyển lựa ca sĩ do đài phát thanh Huế tổ chức. Ở phần chung kết , chị hát bài "Dòng Sông Xanh " của Johann Strauss ( do Phạm Duy phổ lời Việt ) và chị đỗ khôi nguyên một cách vinh quang.


Vào Sài Gòn , Hà Thanh được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nâng đỡ ngay. Chị được các hãng a mời thu thanh , chị hát trên đài Sài Gòn , được thính giả khắp nơi ái mộ nồng nhiệt . Lúc đầu , Hà Thanh nghĩ rằng Lệ Thanh là giọng hát ăn khách , nhưng sớm bỏ nghề , tuy vậy vẫn còn gây nhiều lưu luyến mến yêu trong lòng khách mộ điệu. Cho nên chị bắt chước Lệ Thanh láy táo bạo ở mỗi tiếng cuối của câu hát , chơi fantaise một cách bừa bãi. Nhưng sau đó nhận thấy mình có chổ đứng vững chãi trong giới tân nhạc rồi nên chị không thèm bắt chước hát theo Lệ Thanh nữa , chị hát ttheo lối chân truyền tức là hát theo cái bản sắc của chị. Chị hát những bài của Nguyễn Văn Đông như "Nhớ Một Chiều Xuân ", " Hải Ngoại Thương Ca ", " Mấy Dặm Sơn Khê ". Chị hát những ca khúc của Hoàng Nguyên như " Ai Lên Xứ Hoa Đào ", " Anh Đi Về Đâu ", " Tôi Sẽ Về Thăm Em Chiều Nay ". Tất cả nhừng bài kể trên chị trình bày rất đạt tình , rất truyền cảm.


Và theo tôi , bên giới nữ chẳng có ai hát những bài âm hưởng dân ca Huế như " Tiếng Xưa ", " Đêm Tàn Bến Ngự " của Dương Thiệu Tước bằng Minh Trang và Hà Thanh. Vì là dân gốc Huế , tâm tình và ngôn ngữ Huế đã có sẵn ở họ nên họ phát âm tiếng Huế rất thoải mái không cần gồng mình bắt chước giọng Huế khác hẳn các ca sĩ gốc Bắc hay các ca sĩ gốc Nam để hát hai ca khúc vừa kể .


Theo tôi , tôi chưa thấy ai hát bài " Dứt Đường Tơ " của Văn Thủy (lời của Dzoãn Cảnh ) và bài " Hẹn Một Ngày Về " của Lê Hữu Mục hay hơn Hà Thanh. Khi diển tả hai bài kể trên , giọng chị ngọt ngào uyển chuyển để âu yếm với tiết điệu , để kơn trớn tiếng nhạc . Giọng có vẻ lả lướt mềm mại như cỏ bồng phớt phơ trong cơn gió hiu hiu , nhưng thật dẻo như lụa bạch , lụa cẩm châu. Chúng ta có thể liên tưởng tới nhánh dương liễu của đức Quán Thế Âm Bồ Tát nhúng vào tịnh bình đựng cam lộ để rải vào tâm hồn và trái tim người nghe từng đợt mát rượi , từng giọt ngọt lịm.


Ở bài " Hải Ngoại Thương Ca " khi hát đến câu " Oai dũng muôn đời rạng danh thế giới " Hà Thanh rướn giọng ở tiếng " giới ", rồi uốn lượn một cách tài tình trước khi bắn vọt lên cao , giọng sao mà lồng lộng , âm hưởng căng phồng những ngân vang lảnh lót. Lúc đó ngươi nghe có cảm tưởng đó như ngọn pháo bông vút lên cao rồi tỏa một chùm tia sáng muôn màu.


Ở bài " Mấy Dặm Sơn Khê ", tới chổ lên cao nhất , tiếng hát của Hà Thanh hơi mỏng một chút , nhưng vẫn dẻo vẫn ngọt , reo phơi phới như cơn gió xuân mỏng dịu thổi về. Chuỗi ngân c ủa chị lúc đó cũng dài dằng dặc gợn từng làn sóng lăn tăn và đều đặn.


Vào mùa xuân 1972 , tôi qua thành phố bên Hannover (Đức) để hành hương trong dịp lễ Phật Đản tại chùa Viên Giác. Tại đây tôi gặp ba nữ ca sĩ Kim Anh , Lệ thu , và Hà Thanh. Cả ba đến hát cho buổi trình diển văn nghệ do chùa tổ chức . Giọng hát chị vẫn óng ả mượt mà như tơ , làn hoi chị vẫn phong phú , khoẻ khoắn. Lại nữa chị xử dụng máy vi âm rất nghề nên tiếng chị ăn máy kinh khủng . Chị hát một lèo ba bài " Ai Lên Xứ Hoa Đào " của Hoàng Nguyên , " Đêm Tàn Bến Ngự " của Dương Thiệu Tước , và "Tiếng Sông Hương " của Phạm Đình Chương.
Sau đó ta có hỏi :
- Sao chị không hát hai bản "Hẹn Một Ngày Về " và " Dứt Đường Tơ "?
Hà Thanh cười buồn :
- Tôi không nhớ lời hai bản ấy. Tiếc quá !

No comments:

Post a Comment

Danh ca Lệ Thu | Hải Ngoại Thương Ca (Nguyễn Văn Đông) | PBN 77

 Còn đây giây phút này Còn nghe tiếng hát, nụ cười xinh tươi Còn trong ánh mắt, còn cầm tay nhau Ngày mai xa cách nhau Một người gối ch...