Saturday, March 13, 2021

Danh ca Lệ Thu | Hải Ngoại Thương Ca (Nguyễn Văn Đông) | PBN 77

 Còn đây giây phút này
Còn nghe tiếng hát, nụ cười xinh tươi
Còn trong ánh mắt, còn cầm tay nhau
Ngày mai xa cách nhau
Một người gối chiếc cô phòng,
Còn người góc núi ven rừng, chân mây đầu gió ...

Còn đây đêm cuối cùng
Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha
Ngại khơi nước mắt, nhạt nhòa môi em
Người đi giúp núi sông ...
Hàng hàng lớp lớp chưa về
Hàng hàng nối tiếp câu thề giành lấy quê hương

Hỡi người anh thương, chưa trọn thề ước
Nhưng tình đất nước đâu phải chỉ cho mình
Dệt mộng thắm kết uyên ương
Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý
Đêm nằm gối súng, chung ánh trăng
Nhưng đôi đường ly cách trong tình thương

Và xin em hiểu rằng,
Dù nơi chiến tuyến mịt mờ mưa bay,
Lòng anh vẫn nhớ tình người hôm nay
Đời dâng cho núi sông
Lòng này thách với tang bồng
Đừng sầu má thắm phai hồng, buồn lắm em ơi ...


Còn đây giây phút này
Còn nghe tiếng hát dập dìu bên hoa,
còn trông bóng dáng người mình thương yêu

Ngày mai xa cách nhau
Một người góc núi chân đèo,
còn người đối bóng cô phòng, đêm đông một bóng
Còn đây đêm cuối này
Đàn ai réo rắt nhạc lòng chia ly
Sợ khi nước mắt buồn người ra đi
Đường mây chân núi xa
Dù ngàn nắng lửa mưa dầu, lòng người nhất quyết công đầu, dành lấy mai sau

Hỡi người anh thương, chưa trọn thề ước
nhưng tình đất nước ôi lớn lao không đành lòng
Dệt mối thắm riêng tư
Phương trời anh đi, xa xôi vạn lý
Đêm nằm gối súng, chung ánh trăng
Cho người này gợi nhớ thương người kia

Và xin em hiểu rằng,
người đi giúp nước nào màng danh chi
Cầu cho đất nước vượt ngàn gian nguy
Đường đi biên giới xa...
Lòng này thách với tang bồng
Đừng sầu má ấy phai hồng, buồn lắm em ơi ...

Monday, February 22, 2021

Anh Khoa Tiếng Ca Mặn Tình Người Duyên Hải

Cái cảm nhận đầu tiên của tôi về tiếng hát của Anh Khoa là âm sắc đẹp và nồng ấm của nó. Thật ra, tiếng hát của anh nhờ cái đẹp nồng ấm nên che giấu một vài thô thiễn lỗi lầm mà anh có thể sửa chửa nếu anh bỏ lối hát cũ để tập luyện lại bằng phương pháp chân truyền.
Dù khi anh đứng trên tuyệt đỉnh vinh quang, anh cũng còn thì giờ để có thể sửa đổi được những cái défauts ấy để cho tiếng hát mình như viên ngọc được cắt cạnh và mài dũa mặt khéo léo hơn.
Thuở đó anh còn trẻ, những sợi thanh đới của anh còn mềm dẻo để cho anh có cơ hội luyện giọng lại. Giọng anh hơi nghẹt mũi, làn hơi đã không dồi dào lắm, lại không được anh dàn trải đều đặn nên thừa thải ở chổ này để rồi thiếu hụt ở chổ khác.
Chuỗi ngân thô rít và không đều đặn khít khao. Nhưng sở dĩ khán thính giả yêu mến anh vì giọng hát anh nồng ấm như trầm hương bách hợp, khoẻ khoắn trơn ngọt như giòng mật rót vào ly nên có một hấp lực nồng ngát say sưa. Do đó, khi nghe anh hát, thính giả chỉ chú trọng vào cái đẹp tổng quát của tiếng hát anh mà thôi. Nhờ vậy, khi hành nghề chẳng bao lâu mà anh trở thành một ngôi sao ca nhạc.
Nhưng người sành điệu thì khác. Họ tiếc hộ anh vì anh có một giọng hát đẹp mà không chịu trau giồi đúng mức để trở thành một viên ngọc Biện Hòa có giá trị liên thành thuở xưa mà thời nhân gọi là toàn bích, là vô song phẫm vào thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu.
Khi còn cộng tác với ban nhạc Jo Marcel, Anh Khoa còn chọn những bản có phẫm chất, có giá trị nghệ thuật. Khi hát ở những nơi khác, anh chọn những bản phổ thông và tạp nhạp.
Tiếng hát Anh Khoa ở giữa khoảng giữa giọng thường (baritone) và giọng trầm (basse). Khi xuống chỗ hơi trầm tiếng anh rền mà không dội sâu vì làn hơi anh không phong phú và dũng mãnh lắm.Anh không chải chuốt giọng hát cho mượt mà, bởi giọng anh đã có sẵn cái quyến rũ mộc mạc rồi.
Tiếng hát Anh Khoa tự bản chất là tiếng hát đẹp và truyền cảm. Nó đưa vào tâm hồn khán thính giả ánh nắng ấm áp của mùa hè vùng duyên hải.
Lúc đó, họ có cảm tưởng mình sống lại tuổi học trò vào những ngày bãi trường được xa rời thành phố để về nghĩ mát nơi vùng quê ven biển ngó qua dãy Hoành Sơn sừng sững bên kia chân trời. Họ có thể tắm nắng trên bãi cát để nghe tiếng sóng ngoài khơi, tiếng thuỳ dương reo vi vút, tiếng cười nói lao xao bên xóm chài, tiếng hát của du khách bên ghềnh đá.
Nhưng ở đó là một thế giới ngoài khung cảnh mùa hè tràn đầy mộng tưởng của họ. Ở đây là nơi có nắng ấm tình người, có gió mát đưa tâm hồn họ bay bổng lên cõi khác, không còn liên lạc gì với cảnh sân trường lớp học trong niên học vừa qua.
Tiếng hát của Anh Khoa cũng có thể đưa khán thính giả sống lại dưới mái nhà ấm áp nơi quê hương ven biển trong đêm trừ tịch. Căn bếp ấm hẵn lên vì hơi lửa đun nồi bánh tét và ngọn lửa đun trả đầu heo luộc.
Ngoài mái nhà, tiếng sóng biển rào rào bất tuyệt như tiếng tình tự của quê hương, của biển mặn, nơi đã nuôi sống họ bằng muối và cá tôm.


Ca sĩ Anh Khoa bước chân vào làng âm nhạc Việt Nam bằng đôi hia bảy dặm.. Nỗi buồn lớn nhất của Anh Khoa là không có môi trường để hát.. Niềm vui nhất của Anh Khoa là được đến Hoa Kỳ trình diễn, gặp lại đồng nghiệp và khán, thính giả thân thương cũng như được ăn những món ăn Việt Nam thuần túy mà ở Hungary không bao giờ có.

LITTLE SAIGON (California) - Từ Hungary, một quốc gia Đông Âu xa xôi, ca sĩ Anh Khoa vừa đến Nam California theo lời mời của Trung tâm Asia, để trình diễn trong Đại nhạc hội trực tiếp thu hình với chủ đề ASIA DVD 61, Nhật Trường Trần Thiện Thanh 2 tổ chức vào cuối tuần này. Tuy rất bận rộn, ca sĩ Anh Khoa cũng dành cho nhật báo Viễn Đông một cuộc gặp gỡ để chúng tôi có dịp nghe anh tâm sự, và tìm hiểu đôi điều về cuộc sống của một ca sĩ tên tuổi rất được mến mộ như anh, nhưng chẳng may sống ở một đất nước không có điều kiện để thi thố tài năng. Buổi gặp gỡ giữa chúng tôi với ca sĩ Anh Khoa tại Studio của Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã, và sau đây là nội dung trao đổi giữa phóng viên Viễn Đông và ca sĩ Anh Khoa.
Viễn Đông: Thưa Anh, trước khi tìm hiểu về các sinh hoạt văn nghệ của anh tại hải ngọai, đặc biệt tại Nam California trong những ngày sắp tới. Xin anh cho phép chúng tôi "xâm phạm vào đời tư cá nhân" của anh một chút, anh có sẵn lòng không?
Anh Khoa: Đời tôi hoàn toàn công khai, không có gì giấu giếm cả, vì tên thật tôi cha mẹ đặt đã là Trần Công Khai rồi. Tôi sinh ra tại Phan Thiết, birthday là 20 tháng 5, năm con Trâu trong một gia đình rất nghèo. Hiện tôi có vợ và một cháu gái sống tại Budapest, thủ đô Hungary, một quốc gia thuộc Đông Âu.
Viễn Đông: Nguyên nhân nào anh gặp ái nữ của ông Đại sứ Hungary tại Việt Nam, và đi đến quyết định làm rể nước Hungary như hiện nay?
Anh Khoa: Bà xã tôi lúc đó cũng như bây giờ rất thích văn nghệ, bà ấy đi dự các buổi văn nghệ có tôi trình diễn, thế rồi mê tiếng hát của tôi và hai đứa gặp nhau, yêu nhau và lấy nhau. Tên vợ tôi là Karsai Irén.
Viễn Đông: Cô con gái ông Đại sứ Hung mê tiếng hát Anh Khoa hay mê vẻ đẹp trai của chàng ca sĩ Việt?
Anh Khoa: Có lẽ cả hai.
Viễn Đông: Lấy một người khác chủng tộc, ngôn ngữ và phong tục tập quán, anh có gặp nhiều trở ngại không?
Anh Khoa: Có, lúc đầu cũng gặp trở ngại, vì tôi học tiếng Hungary có sáu tháng nên nói cũng chẳng được nhiều, đành phải nói chuyện với bà xã tôi bằng tiếng Anh, mà như anh biết, tiếng mẹ đẻ đôi khi còn không diễn tả hết nữa là tiếng ngoại quốc, nhưng dần dần cũng quen, vả lại khi hai con tim đã yêu nhau rồi thì ngôn ngữ, chủng tộc hay cái gì cũng không ngăn cản được
Viễn Đông: Anh có dạy chị nói tiếng Việt không?
Anh Khoa: Có, bà xã tôi và con gái tôi biết chút ít.
Viễn Đông: Con gái anh có giống máu văn nghệ của bố không?
Anh Khoa: Rất giống máu bố. Cháu năm nay vừa tròn 17 tuổi, chúng tôi đăït tên cháu là Trần Diana, cháu học dương cầm từ năm 4 tuổi, học chơi nhạc cổ điển Tây phương. Năm nay là năm thứ 11 học dương cầm nên phải nói, cháu chơi rất giỏi; ngoài ra cháu học thêm về luyện thanh, học nhạc jazz, v.v.. So với tuổi cháu, tôi thấy cháu biết quá nhiều. Hiện nay hàng tuần, thứ Bảy, Chúa nhật tôi đều chở cháu đi học luyện thanh và nhạc jazz.
Viễn Đông: Anh bắt đầu biết ca hát từ năm bao nhiêu tuổi?
Anh Khoa: Tôi được Trời phú cho khiếu ca hát từ bẩm sinh nên ngay từ nhỏ tôi đã mê ca hát. Năm 12 tuổi, tôi được đại diện Tỉnh đi thi văn nghệ quốc sách Ấp Chiến Lược toàn quốc, tổ chức tại rạp Quốc Thanh Sàigòn và tôi chiếm giải nhất với nhạc phẩm "Nếu một mai anh biệt kinh kỳ".
Viễn Đông: Anh có học nhạc, học ca hát với nhạc sĩ nào không?
Anh Khoa: Không, tôi tự tìm tòi qua băng, dĩa nhạc vì lúc đó gia đình nghèo, chỉ có khả năng lo cho học văn hóa, không đủ khả năng cho tôi học ngành này nghề kia.
Viễn Đông: Sau khi anh đoạt giải nhất về đơn ca năm 12 tuổi, sau đó anh tiếp tục ca hát?
Anh Khoa: Tôi tiếp tục đi học, đến khi tôi học Trung học tại trường bán công Phan Chu Trinh ở Phan Thiết, một số bạn bè mê ca hát tụ họp nhau lập một ban nhạc trẻ lấy tên là ban "Ong Biển", nhưng vì nghèo, không có tiền mua đàn; chúng tôi tìm đủ mọi cách vận động gia đình yểm trợ mới sắm được một cây đàn điện, một bộ trống còn toàn chơi đàn thùng. Khi tôi lên Trung học Đệ Nhị cấp và học tại trường Nguyễn Huệ Nha Trang, phải vừa đi học vừa đi làm. Lúc đó chiến tranh khốc liệt, nhu cầu văn nghệ cho quân đội Mỹ rất hiếm, tôi có người anh ở Sàigòn ra thành lập một băng nhạc nhỏ và đưa chúng tôi đi hát tại các Club biển, và tôi phải tìm tòi sách vở, băng, dĩa nhạc của Mỹ, Úc, Anh v.v., để tự học và đi trình diễn.
Viễn Đông: Bản nhạc nào hay do một sự hy hữu nào đưa tên tuổi anh lên đài danh vọng?
Anh Khoa: Sau Tết Mậu Thân, tôi vào Sàigòn, may mắn gặp anh Jo Marcel đang hoạt động tại vũ trường Ritz, ban nhạc của Jo Marcel lúc đó là ban nhạc số 1 tại Sàigòn. Anh Jo Marcel biết tôi hát được nhạc Tây phương, biết chơi đàn Bass và nhất là thấy giọng hát tôi làm anh rất thích, anh mời tôi cộng tác và hết lòng nâng đỡ, dìu dắt tôi. Anh bắt tôi hát nhạc Việt với ca sĩ Lệ Thu mà lúc đó tôi rất thích hát nhạc của Vũ Thành An, Jo Marcel đưa tôi lên hát trên các đài truyền thanh và tên tuổi tôi bắt đầu nổi lên từ đó, đến nỗi báo chí thời bấy giờ viết rằng "ca sĩ Anh Khoa bước chân vào nền âm nhạc Việt Nam bằng đôi hia bảy dặm". Đây là thời kỳ vàng son nhất trong đời ca nhạc của tôi.
Viễn Đông: Điều gì làm anh nhớ nhất trong đời ca hát?
Anh Khoa: Đó là thời điểm sau 1975, như anh biết giới nghệ sĩ miền Nam không được họ cho hát, nhạc miền Nam bị cấm. Duy Khánh, Thanh Lan, Nhật Trường, tôi và nhiều, nhiều lắm không nhớ hết phải đi hát chui kiếm sống. Chúng tôi đi miền Tây, miền Trung nhưng phải khéo léo, lựa những bản nhạc của họ không nặng mùi "nhạc đỏ", rồi biến cải ra mà hát, thế là bà con mình thích lắm. Nhưng bà con thích thì "họ" ghen tức, vì họ là đoàn văn công lại không được mời mà lại mời chúng tôi, thế là họ đuổi và chúng tôi đi lang thang. Đó là những ngày khổ cực, vất vả tôi không bao giờ quên.
Viễn Đông: Sau khi ra hải ngoại, anh có thường đi lưu diễn không?
Anh Khoa: Thực ra Cộng đồng Việt Nam hải ngoại cũng như đồng hương khắp thế giới đã nhìn thấy những giọt nước mắt của tôi trên Paris By Night 15, những giọt nước mắt sung sướng và cảm động vì khi nghe Paris By Night mời, tôi thấy vô cùng sung sướng vì có dịp được hát, được gặp lại các anh chị em nghệ sĩ đồng nghiệp, gặp lại khán giả đã yêu mến mình sau bao nhiêu năm xa cách.
Viễn Đông: Có lẽ anh là ca sĩ Việt Nam duy nhất, một mình lưu lạc ở đất Hungary bên Đông Âu, anh có thể chia sẻ một chút tâm tư của mình?
Anh Khoa: Sống một mình với gia đình bên đó tôi rất buồn, đồng hương Việt Nam thì toàn mấy ông cán bộ, công nhân viên của họ, muốn gặp thì ra chợ trời, vì họ chuyên mua bán ngoài chợ trời, mà tôi cũng không thích tiếp xúc, thành thử mình cô đơn vì không có môi trường để phát huy; đó là nỗi buồn nhất của tôi.
Viễn Đông: Ở hải ngoại anh đã cộng tác với những Trung tâm băng nhạc nào?
Anh Khoa: Đầu thập niên 90, tôi có cộng tác với nhiều Trung tâm băng nhạc như Thúy Nga, Giáng Ngọc, Người Đẹp Bình Dương; Tình Nhớ, Miss VN-USA, Nhật Trường, Rainbow Tú Quỳnh; Mưa Hồng, v.v.. Hè 2005 tôi bắt đầu cộng tác với Trung tâm Asia.
Viễn Đông: Trong Đại nhạc hội Nhật Trường Trần Thiện Thanh 2 kỳ này, anh sẽ trình diễn nhạc phẩm nào của Trần Thiện Thanh?
Anh Khoa: Tôi sẽ hát bản "Vết Đạn Thù Trên Tường Vôi Trắng" và sẽ hát chung với ca sĩ trẻ Y Phương.
Viễn Đông: Ngoài việc cộng tác với Asia, anh có chương trình gì khác?
Anh Khoa: Trong cuộc đời ca hát của tôi gần nửa thế kỷ, tôi đã ra một CD với chủ đề "Khúc Thụy Du"; hai năm nay tôi đã hình thành CD thứ hai nhưng chưa thực hiện được, vì tôi không có may mắn được ở California như một số đông đồng nghiệp. Ở Hungary, muốn thực hiện CD rất khó. Lần này, may mắn sang đây, tôi sẽ ra mắt CD thứ hai mang chủ đề "Như Giọt Sương Khuya". Đây là tựa đề bài hát cùng tên do đạo diễn Bùi Sơn Duân thực hiện trước 1975 mà tôi nhớ không lầm thì có Bạch Tuyết, Trần Quang hay Hùng Cường gì đó đóng. Tôi sẽ hát lại bài hát này và ra mắt tại Nam California.
Viễn Đông: Sau khi hoàn tất công tác tại California, anh dự trù lưu diễn ở đâu nữa?
Anh Khoa: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ của một người ca sĩ với Trung tâm Asia, tôi sẽ trở về cuộc sống thầm lặng với vợ con bên Hungary. Sống bên vợ con cũng có niềm vui, nhưng khi nghĩ tới không được hát cho những người ái mộ mình, tôi lại buồn, vì mình không có điều kiện, bên Đông Âu khác xa với California Hoa Kỳ.
Viễn Đông: Mấy ngày vừa qua, anh đã gặp lại các đồng nghiệp, bạn bè và khán giả, cảm tưởng của anh ra sao?
Anh Khoa: Rất vui, mừng vô cùng. Tình cảm của các anh chị em nghệ sĩ vẫn dành cho tôi như ngày nào, làm tôi nhớ vào khoảng tháng 9, 10 năm 1994 có dịp sang Mỹ, được các anh chị em trong giới nghệ sĩ tổ chức "Một Đêm Anh Khoa và Tình Nghệ Sĩ" tại vũ trường Diamond, Số tiền bán vé và anh chị em nghệ sĩ giúp đỡ, tôi đã gửi về mua một căn nhà cho các em tôi, thực hiện được điều tôi ước mơ đã lâu. Tôi vẫn không quên nghĩa cử đó.
Viễn Đông: Lúc nãy anh có đề cập đến con gái anh, cháu Trần Diana với một năng khiếu về âm nhạc rất xuất sắc. Nếu mai đây có những Trung tâm Băng nhạc mời cháu sang trình diễn, anh có để cháu đi không, và theo anh, cháu có sẵn sàng theo nghiệp bố?
Anh Khoa: Nói thật với anh, nếu được chiếu cố như vậy, hát free cả nhà tôi cũng đi.
Viễn Đông: Anh có muốn nói lời gì với khán giả từng mến mộ anh trước khi từ giã?
Anh Khoa: Tôi xin cám ơn Trung tâm Asia, cám ơn anh chị em nghệ sĩ đồng nghiệp, cám ơn các Trung tâm đã mời tôi cộng tác và nhất là cám ơn quý khán, thính giả khắp nơi đã thương mến và dành cho tôi cảm tình nồng hậu. Tôi mong ước được thường xuyên đến California hay đến Hoa Kỳ nói chung để trình diễn, để gặp lại những khán thính giả yêu mến mình, đồng nghiệp và được ăn những món ăn thuần túy Việtt Nam, mà ở Hungary không bao giờ có.
Nhân cơ hội này, tôi cũng xin chia sẻ một điều, tôi đã cộng tác với các Trung tâm băng nhạc, thấy họ bỏ ra một số tiền rất lớn, có khi từ một trăm ngàn đến một triệu để thực hiện một chương trình, nhưng sau đó không lâu đã có những băng in lậu bán ra thị trường chỉ với vài ba đồng. Thật tội nghiệp cho họ, và nếu không chận đứng được, e rằng các Trung tâm cũng không còn đủ vốn để tiếp tục đem món ăn tinh thần cho mọi người, nên xin quý báo kêu gọi đồng hương ủng hộ các Trung tâm băng nhạc bằng cách mua băng chính gốc,để chúng ta còn có cơ hội thưởng thức và duy trì nền âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại.
Xin cám ơn nhật báo Viễn Đông.
Viễn Đông: Chúc anh nhiều sức khỏe và đạt được những điều anh đang mong ước.
Thanh Phong

Duy Quang

 Nhạc phẫm "Thà Như Giọt Mưa" của Phạm Duy (phổ thơ Nguyễn Tất Nhiên) đưa tên tuổi Duy Quang vào khối đông quần chúng lẫn vào giới sành điệu chọn lọc.
Nhưng bản ấy cũng nhờ Duy Quang mà được quản bá nhanh chóng.
Ở bước đầu vào làng băng nhạc, Duy Quang làm cho những ca khúc của Phạm Duy nổi bật như: "Bình Ca", "Cô Bắc Kỳ Nho Nhỏ", "Em Hiền Như Ma Soeur".
Ngoài ra, anh hát bài "Còn Chút Gì Để Nhớ" (phổ thơ của Vũ Hữu Định) thì chắc chẳng ai có thể qua mặt anh.
Giọng hát của Duy Quang là giọng hát đẹp, chứ không phải là giọng hát điêu luyện. Những bài hát mà ông bố Phạm Duy soạn cho anh hát đều là những bài sang trọng nhưng dễ hát, rất vừa với âm vực của giọng hát anh.
Về sau, khi ra hải ngoại, Duy Quang hát nhiều bài tạp nhạp không có chút giá trị nghệ thuật nào.
Dù gì là dù, giọng hát Duy Quang lọt ra khỏi quỷ đạo của những giọng đi sâu vào đám đông chuyên hát những bản bolero ca tụng lính tráng.
Đó là giọng một hoàng tử đa tình hát gửi cho một mỹ nữ, một giai nhân thuộc dòng quý tộc lâu đời ở chốn gác tía lầu son. Một giọng hát buồn man mác như trời đất vào tiết sơ thu bên phương trời Âu.
Lúc đó ngọn kim phong từ phương Tây thổi tới để làm rụng vài ba lá ngô đồng, để làm vàng vọt ngọn cỏ bồ và nhánh lệ liễu. Tiết sơ thu chỉ lành lạnh vào buổi chiều, cái lạnh cũng chỉ gây gây da thịt mà thôi.
Nhưng cái buồn vào thu tuy man mác mà vô cùng thấm thía đối với những kẻ xa quê hương, nhớ giấc mộng ngày xanh còn thấp thoáng trên từng trang hồi ký hay trên từng trang nhật ký.
Ngọn kim phong se lạnh reo lao xao trong vòm lá ngô đồng mờ tối, trên ngọn bạch dương cắt nép cổ tháp trên nền trời mờ ảo ánh trăng.
Chính lúc đó, bạn mở máy cho chạy có thâu tiếng hát Duy Quang. Bạn sẽ thấy giọng anh buồn nhè nhẹ, buồn êm ái như một câu ru nào đó trong đáy thẳm của thời gian.
Bạn sẽ thấy tiếng hát ấy làm sống lại lời âu yếm của người đẹp năm xưa đã từng thỏ thẻ bên gối bạn, lời âu yếm ấy sao mà buồn dịu dàng và bát ngát như một mối cảm hoài về bóng hạnh phúc đã mất.

Khánh Ly Tiếng Hát Đẹp Man Rợ



Thú thật ở chương 15 của quyển " Chân Dung Những Tiếng Hát " này , tôi muốn dành chung cho Lệ Thu và Khánh Ly. Nhưng nghĩ lại , tôi thấy không ổn.

Dù nhờ cả hai mà các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn nổi tiếng , Nhưng giọng hát của mỗi người có một bản sắc riêng , cương vị của mỗi người trong ca trường nhạc giới co' một chỗ lộng lẫy huy hoàng riêng. Cho nên tôi phải viết về mỗi người một chương riêng để khỏi bị bà nầy phàn nàn và bị bà kia nhăn nhó.

Tiếng hát Khánh Ly là một giọng hiếm quý. Dù chưa đạt được kỹ thuật thâm hậu , nhưng đây là một giọng cao sang thanh thoát , không đục ngầu những cặn bã , những cái huê dạng kỳ quái và bịnh hoạn.

Tôi không hiểu vì sao nó hợp với các ca khúc của Trịnh Công Sơn một cách kỳ diệu , như trăng phải có nước để lồng bóng , như tuyết phải có mai để đọ màu. Bài hát " Diễm xưa " trước đó đã có Thái Thanh thâu vào dĩa mà chẳng ai buồn chú ý đến. Phải đợi đến Khánh Ly diển tả thì bài hát mới khởi sắc bừng hượng Hình như đa số ca khúc họ Trịnh đều được Khánh Ly hát đạt tình đạt ý , trừ ra bài " Xin Mặt Trời Ngủ Yên " và bài " Hãy Khóc Đi Em ".

Ở bài đầu Khánh Ly làm sao gào xé ruột bằng Lệ Thu vì giọng Lệ Thu cao hơn và chắc nịch hơn giọng cô. Ở bài sau cô cũng không thể gào và chuyền hơi bẵng Carol Kim. Cả hai Lệ Thu và Carol Kim không ngân nga vững và đẹp như Khánh Ly , nhưng về phần diển tả và phần cao độ của giọng hát , họ trội hơn Khánh Ly, đạt tình đạt ý trong hai nhạc phẩm đó hơn cô.

Tiếng hát của Khánh Ly khàn khàn như phảng phất khói thuốc lá , như vương vấn sa mù trộn bóng tối. Tuy nhiên ở chót đuôi nó loé ra âm vang dòn sang sảng cực kỳ gợi cảm.

Cô ngân nga thoải mái dù chuỗi ngân không được dài lắm. Cô xuống trầm cũng dể dàng , nhưng ở những chổ trầm , tiếng cô không căng phồng không dầy cộm , không rền vang như tiếng Thanh Thúy.

Tóm lại về kỹ thuật , Khánh Ly hát khá trội, không có lỗi lầm tỳ vết , nhưng không có cái chân truyền thâm hậu. Nhung về tình ý , dù không điệu đà , Khánh Ly hát vẫn đẹp gợi cảm. Đó là thứ đẹp gợi cảm từ bản chất , không cần nắn nót chạm trổ gì cả.

Ngoài ra 12 ca khúc của Lê Uyên Phương mà cô hát trong băng nhạc với chủ đề " Vũng Lầy Của Chúng Ta " trong đó có những bài tiêu biểu như " Hãy Ngồi Xuống Đây " , " Vũng Lầy Của Chúng Ta ", " Tình Khúc Cho Em " , " Uống Nước Bên Bờ Suối " đều rất truyền cảm , có thể tahy thế nữ ca sĩ Lê Uyên đã từng hát trước đây , khi chưa ra hải ngoại.

Nhạc đã đẹp trong tình ý nóng bỏng nhục cảm , lời hát đã đẹp hoang dã, cả hai rất hợp với giọng hát rất đẹp man dại của Khánh Ly. Thật ra , tiếng hát của Khánh Ly và tiếng hát của Lê Uyên giống nhau một mười một tám. Băng nhạc này do Khánh Ly tặng cho tôi vào năm 1991 , và tôi trân quý như một siêu phẩm của chàng nhạc sĩ Lê Uyên Phương và cũng như một kiệt phẩm của Khánh Ly.

Tiếng hát Khánh Ly đưa chúng ta đến những cảnh thiên nhiên man rợ , nơi đó có những dãy rừng trinh bạch mà chân các nhà thám hiểm chưa hề đặt chân tới. Nơi đó có những di tích của những kỳ quan nguy nga tráng lệ từ hằng nghìn năm xưa bị chôn vùi , có những bóng ma nghìn năm chưa siêu sinh và còn lảng vảng trong đêm tà mờ sương.

Tiếng hát đó cũng đua ta về thuở hồng hoang thái cổ , về thòi khuyết sử để chúng ta cảm nhận được cái đẹp man rợ của khắp cõi địa cầu với những thứ cây trổ kỳ hoa dị quả , với những quái cầm dị điểu không còn sống trên cõi đời nầy nữa sau khi trái đất trải qua những kỷ nguyên thay đổi từng chặng không ngừng. Tiếng hát đó gợi nên cái đẹp phá thể , cái đẹp hoang vu , cái đẹp thoát ra khuôn vàng thước ngọc của trường phái cổ điển.

Ra hải ngoại , Khánh Ly đi lưu diễn cùng khắp Âu, Mỹ, Úc. Cô vô băng nhạc xối xả, sau đó là a nhạc và băng hình. Cô có lập hãng băng nhạc dành ưu tiên cho giọng hát cô (hãng băng nhạc Khánh Ly ). Có lần tôi được xem cô hát trong băng hình Asia video 10 với chủ đề " Gởi Người Một Miềm Vui ".

Cô hát bài " Biển Nhớ " của Trịnh Công Sơn. Cô mặc chiếc dài màu chàm đậm tức là màu xanh mà Phạm Duy viết lời ca cho bản " Le Beau Danube Bleu ": "Ôi mắt em xanh như đêm dài ". Trên nền xanh phía trước có in hình hoa lan trắng to hơn miệng bát , cổ và cánh tay mặt cùng lưng áo phía sau cũng bằng thứ lụa nền xanh ,, nhưng nổi những chấm confettis trắng.

Chiếc áo chỉ có màu tối in hoa và chấm trắng nhưng lại nổi bật lên sự kết hợp tươi sáng và xôn xao. Cô giồi phấn hồng đào , tô son màu hạt lựu khá thắm rỡ. tóc cô bỏ xõa , không có dáng rũ rượi như là tóc mềm chải khéo, đóng khung cho khuôn mặt làm ra vẻ thiểu não rất cần thiết khi cô hát bản nhạc buồn.

Giọng hát cô vẫn trơn như loại hương du ( dầu dừa , dầu mù u ) rót từ chai vào thếp đèn , vẫn ngọt ngào say sưa như mật ong. Chuỗi ngân cô rất dài và rất lưu loát.
Tiếng hát cô không cần chăm sóc . Cô hút thuốc liên miên , cô ăn đủ loại mắm thả cửa , vậy mà nó vẫn chưa hư hao mòn khuyết , vẫn nguyên vẹn như vần tố nguyệt đêm rằm . Xin mừng cho cô .









NHẬT TRƯỜNG : Tiếng Hát Đẹp Nét Điêu Khắc Trên Mặt Gỗ Quỳ.

Các bạn yêu ca nhạc đã từng gặp Nhật Trường trên màn ảnh TV CD ,DVD , trong tiết mục đơn ca, trong ban tứ ca Nhật Trường, trong nhạc cảnh với nữ ca sĩ Thanh Lan, cũng đã thấy nhân diện và vóc dáng ông ra sao rồi. Trên khung màn ảnh nhỏ, nhờ đèn rọi công phu nên mặt ông lồ lộ vẻ sáng mát.
Ông bảnh trai chớ chưa tới mức đẹp trai. Ở ngoài đời, vóc vạc ông liền lạc và cân đối, da mặt hồng hào, môi và nướu răng hồng tươi.
Nhưng mặt ông hơi thỏn, hàm răng trên hơi vẩu, miệng ông khi ngậm không tươi, nhưng khi ông cười thì nụ cười ý nhị.
Ông không có vẻ cởi mở, cái nhìn hơi lơ đãng và đăm chiêu. Khi lên màn ảnh truyền hình, ông chải tóc bóng loáng, ăn mặc bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi nên nhan sắc ông vượt trên mức trung bình được vài phân.

Ban tứ ca Nhật Trường lúc đầu gồm có Nhật Trường và ba nữ ca sĩ Diễm Chi, Như Thủy (em gái của NT) và Vân Quỳnh (con gái của Dương Thiệu Tước và Minh Trang).
Sau đó Vân Quỳnh ly khai khỏi ban này thì ông thay thế bằng nữ ca sĩ Hồng Tước (em gái của Kim Tước). Trong ban tứ ca, ông hát giọng chính, còn ba cô kia hát giọng phụ.
Trong các màn nhạc cảnh với Thanh Lan, Nhật Trường mặc quân phục làm lính, Thanh Lan đóng vai em gái hậu phương. Cả hai dùng câu ca tiếng hát trước hết để nịnh nọt lính và o bế giấc mơ yêu lính của các cô thiếu nữ ngây thơ, sau đó để ve vãn nhau, mùi ơi là mùi.
Song song với ca hát, Nhật Trường sáng tác nhạc, lấy tên cúng cơm của mình làm nghệ danh. Đa số nhạc phẫm của ông hợp với cảm quan quần chúng; phần nhiều âm hưởng cổ nhạc cải lương Nam Kỳ lại nghèo nàn giai điệu. Tuy nhiên ông có những bài hay, đạt được tiêu chuẩn nghệ thuật như: "Trên Đỉnh Mùa Đông", "Khi Người Yêu Tôi Khóc", "Chiều Trên Phá Tam Giang" (phổ thơ Tô Thùy Yên).
Nhưng biết sao hơn! Chính những bản âm hưởng cổ nhạc cải lương Nam Kỳ mới nuôi sống ông một cách phủ phê, lại còn giúp ông nổi tiếng như cồn vì chúng bán chạy như tôm tươi, đi sâu vào khối đông quần chúng. Lính tráng hát những nhạc phẫm đó ra rã cả ngày.
Các cô thiếu nữ trong xóm lao động vừa nấu cơm kho cá vừa véo von chót chét những bài "Hoa Trinh Nữ", "Rừng Lá Thấp" v.vv... Biết bao thư thính giả bốn phương bay tới tấp như đàn én, đàn bướm về đài Quân Đội để yêu cầu các ca sĩ đương thời hát những nhạc phẫm ăn khách của Nhật Trường trên làn sóng điện.
Thật tình mà nói, Nhật Trường có tài ở hai phương diện ca hát và sáng tác nhạc. Ông thừa sức sáng tác những nhạc phẫm có giá trị và thừa sức đặt những lời hát đẹp như gấm, sáng như trăng. Giọng ông dù hát những nhạc phẫm hợp với quần chúng, nhưng xa khách sành điệu, tuy nhiên chẳng những là một giọng ca đẹp mà còn là một giọng ca điêu luyện nữa là khác.
Tiếng hát Nhật Trường thật gợi cảm, thật phong phú, chuỗi ngân thật đều và đẹp. Giọng hát ông đã đẹp, nhưng ông lại ưa nắn nót trong cách phát âm, cho nên tiếng hát trở nên điệu đà.
Đó có khác nào tấm gấm hồng đào đã dệt bông kim tuyến, vậy mà ông còn thêu thêm chỉ ngũ sắc nên màu sắc đã chói trở nên rườm rà.
Khán thính giả sành điệu có cảm tưởng giọng hát ông có một chút gì nịnh nọt phụ nữ thái quá. Nó như ve vãn phụ nữ không bằng cái nam tính của bậc trượng phu hảo hán, mà bằng màu mè phù phiếm, bằng cái ỏn thót quá ngọt, quá lộ liễu. Cho nên phần đông khán thính giả nghĩ rằng ông hát bằng trái tim hơi ít mà bằng cái mặt huê dạng của tình cảm hơi nhiều.
Nhật Trường xuất hiện sau Duy Khánh, nhưng nổi tiếng không kém Duy Khánh vào lúc Duy Khánh như vầng thái dương trên vòm trời ca nhạc.
Vào thuở cộng tác với chương trình "Nhạc Chủ Đề Mộc Lan" trên đài truyền hình, Nhật Trường có hát bài "Bướm Hoa" của Nguyễn Văn Thương rất tuyệt.
Khi lên cao, dù tiếng ông không vang lộng, nhưng không mỏng, không gắt. Làn hơi ông lại vừa phong phú vừa mượt mà. Chuỗi ngân của ông đều đặn làm người nghe có cảm tưởng như từng hột ngọc thạch, hột san hồ tròn xinh kết thành một xâu chuỗi dài.
Và đâu đó, Nhật Trường hát bài "Serenade" của Schubert cũng rất đạt.
Khi hát bản đó, ông bỏ bớt lớp phấn bướm diêm dúa của giọng hát để cho giọng hát cao sang thanh thóat, để cách diễn tả thật Tây Phương và cũng thật chân phương, để cho cái đẹp tự nhiên của giọng hát ông được bộc lộ trọn vẹn.













Nhật Trường

Các bạn yêu ca nhạc đã từng gặp Nhật Trường trên màn ảnh TV CD ,DVD , trong tiết mục đơn ca, trong ban tứ ca Nhật Trường, trong nhạc cảnh với nữ ca sĩ Thanh Lan, cũng đã thấy nhân diện và vóc dáng ông ra sao rồi. Trên khung màn ảnh nhỏ, nhờ đèn rọi công phu nên mặt ông lồ lộ vẻ sáng mát.
Ông bảnh trai chớ chưa tới mức đẹp trai. Ở ngoài đời, vóc vạc ông liền lạc và cân đối, da mặt hồng hào, môi và nướu răng hồng tươi.
Nhưng mặt ông hơi thỏn, hàm răng trên hơi vẩu, miệng ông khi ngậm không tươi, nhưng khi ông cười thì nụ cười ý nhị.
Ông không có vẻ cởi mở, cái nhìn hơi lơ đãng và đăm chiêu. Khi lên màn ảnh truyền hình, ông chải tóc bóng loáng, ăn mặc bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi nên nhan sắc ông vượt trên mức trung bình được vài phân.

Ban tứ ca Nhật Trường lúc đầu gồm có Nhật Trường và ba nữ ca sĩ Diễm Chi, Như Thủy (em gái của NT) và Vân Quỳnh (con gái của Dương Thiệu Tước và Minh Trang).
Sau đó Vân Quỳnh ly khai khỏi ban này thì ông thay thế bằng nữ ca sĩ Hồng Tước (em gái của Kim Tước). Trong ban tứ ca, ông hát giọng chính, còn ba cô kia hát giọng phụ.
Trong các màn nhạc cảnh với Thanh Lan, Nhật Trường mặc quân phục làm lính, Thanh Lan đóng vai em gái hậu phương. Cả hai dùng câu ca tiếng hát trước hết để nịnh nọt lính và o bế giấc mơ yêu lính của các cô thiếu nữ ngây thơ, sau đó để ve vãn nhau, mùi ơi là mùi.
Song song với ca hát, Nhật Trường sáng tác nhạc, lấy tên cúng cơm của mình làm nghệ danh. Đa số nhạc phẫm của ông hợp với cảm quan quần chúng; phần nhiều âm hưởng cổ nhạc cải lương Nam Kỳ lại nghèo nàn giai điệu. Tuy nhiên ông có những bài hay, đạt được tiêu chuẩn nghệ thuật như: "Trên Đỉnh Mùa Đông", "Khi Người Yêu Tôi Khóc", "Chiều Trên Phá Tam Giang" (phổ thơ Tô Thùy Yên).
Nhưng biết sao hơn! Chính những bản âm hưởng cổ nhạc cải lương Nam Kỳ mới nuôi sống ông một cách phủ phê, lại còn giúp ông nổi tiếng như cồn vì chúng bán chạy như tôm tươi, đi sâu vào khối đông quần chúng. Lính tráng hát những nhạc phẫm đó ra rã cả ngày.
Các cô thiếu nữ trong xóm lao động vừa nấu cơm kho cá vừa véo von chót chét những bài "Hoa Trinh Nữ", "Rừng Lá Thấp" v.vv... Biết bao thư thính giả bốn phương bay tới tấp như đàn én, đàn bướm về đài Quân Đội để yêu cầu các ca sĩ đương thời hát những nhạc phẫm ăn khách của Nhật Trường trên làn sóng điện.
Thật tình mà nói, Nhật Trường có tài ở hai phương diện ca hát và sáng tác nhạc. Ông thừa sức sáng tác những nhạc phẫm có giá trị và thừa sức đặt những lời hát đẹp như gấm, sáng như trăng. Giọng ông dù hát những nhạc phẫm hợp với quần chúng, nhưng xa khách sành điệu, tuy nhiên chẳng những là một giọng ca đẹp mà còn là một giọng ca điêu luyện nữa là khác.
Tiếng hát Nhật Trường thật gợi cảm, thật phong phú, chuỗi ngân thật đều và đẹp. Giọng hát ông đã đẹp, nhưng ông lại ưa nắn nót trong cách phát âm, cho nên tiếng hát trở nên điệu đà.
Đó có khác nào tấm gấm hồng đào đã dệt bông kim tuyến, vậy mà ông còn thêu thêm chỉ ngũ sắc nên màu sắc đã chói trở nên rườm rà.
Khán thính giả sành điệu có cảm tưởng giọng hát ông có một chút gì nịnh nọt phụ nữ thái quá. Nó như ve vãn phụ nữ không bằng cái nam tính của bậc trượng phu hảo hán, mà bằng màu mè phù phiếm, bằng cái ỏn thót quá ngọt, quá lộ liễu. Cho nên phần đông khán thính giả nghĩ rằng ông hát bằng trái tim hơi ít mà bằng cái mặt huê dạng của tình cảm hơi nhiều.
Nhật Trường xuất hiện sau Duy Khánh, nhưng nổi tiếng không kém Duy Khánh vào lúc Duy Khánh như vầng thái dương trên vòm trời ca nhạc.
Vào thuở cộng tác với chương trình "Nhạc Chủ Đề Mộc Lan" trên đài truyền hình, Nhật Trường có hát bài "Bướm Hoa" của Nguyễn Văn Thương rất tuyệt.
Khi lên cao, dù tiếng ông không vang lộng, nhưng không mỏng, không gắt. Làn hơi ông lại vừa phong phú vừa mượt mà. Chuỗi ngân của ông đều đặn làm người nghe có cảm tưởng như từng hột ngọc thạch, hột san hồ tròn xinh kết thành một xâu chuỗi dài.
Và đâu đó, Nhật Trường hát bài "Serenade" của Schubert cũng rất đạt.
Khi hát bản đó, ông bỏ bớt lớp phấn bướm diêm dúa của giọng hát để cho giọng hát cao sang thanh thóat, để cách diễn tả thật Tây Phương và cũng thật chân phương, để cho cái đẹp tự nhiên của giọng hát ông được bộc lộ trọn vẹn.












HUẾ - THỪA THIÊN trích trường thi xuyên Việt (Đi & Về Quê Hương) Kiến Hoa Võ Thành Đông

Cuộc đời như nước qua cầu
Nông sâu nào biết dãi dầu nào hay
Tình mẹ biển rộng sông dài
Nghĩa cha như núi mỗi ngày nhớ ơn
Hoàng thành mười cửa chính môn
Cửa phụ Mang Cá nước dồn thủy quan
Thuận Thành, Tây Lộc, Trường An
Hòa An, Thuận Lộc cầu Tràng Tiền qua
Phú Hậu bát Phú chung nhà
Cát, Lộc, Nhuận, Hội, Thuận ra Hiệp, Bình
Phước Vĩnh, An Cựu, Vĩnh Ninh
Thủy Biều, Phước Vĩnh đượm tình Kim Long
Phường Đúc, Bạch Hổ bờ đông
Thủy Xuân, Phú Thuận, Hương Long, Phú Hòa
Đập Đá, Vĩ Dạ vòng qua
Món ăn ngự thiện đậm đà Huế thương
Bún bò, bánh khoái dậy hương
Bánh cam, nậm, tré, kẹo gương, kẹo mè
Cơm hến, thịt quay nấu chè
Còn nhiều đặc sản xuân hè thu đông
Câu hò mấy đẩy cuối dòng
Những người con Huế đau lòng phương xa
Nhớ đêm trăng sáng canh gà
Thanh Lam đầm lớn đến nhà Thuận An
Phú Vang thập Phú một ban
Đa, Lương, Thuận, Hải, Diên, An, Xuân, Hồ
Diên, Mậu, Lê Xá cận đô
Phá Tam Giang động biển vào Hương Phong
Kế Sung, Đức Thái, An Dương
Phương Diên, thôn Một, Hà Trung, An Bằng
Hương Thủy thập Thủy tương đăng
Dương, Thanh, Châu hiệp Lương, Bằng, Phương, Lân
Phù, Sơn sông Tả Trạch, Vân
Dương Hòa, Hương Thủy, Đồng Tân, Phú Bài
Hương Trà, Hương ngát thập đài
Văn, Xuân, An, Chữ, Thọ dài Hồ, Vinh
Toàn, Vân, Văn Xá, Hương Bình
Nơi vua Tự Đức chính mình xây lăng
Thôn Thượng Ba, Thủy Xuân trang
Tư lăng Đồng Khánh cận đàng vua cha
Hiếu lăng Minh Mạng không xa
Bằng Lăng, núi Cẩm Kê qua ba dòng
Hương Thọ lăng mộ Gia Long
Thừa Thiên Hoàng Hậu chôn trong lăng này
Ứng lăng Khải Định bên ngoài
Thủy Bằng, Hương Thủy thôn đoài Kim Sơn
Xương lăng Thiệu Trị gần hơn
Xước Du, Dương Phẩm qua con sông Bồ
Cửu Phong chia ngọn sông Ô
Thu, Bình, Hòa, Mỹ, Sơn hồ Xuân, Chương
Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hương
Giáp Tây, Tân Hội, Hải Dương, Mỹ Hòa
Điền Hòa, Điền Hải, Lại Hà
Kế Môn, Lương Mát sông qua Vân Tình
A Lưới, Tà Rã, Phú Vinh
Cửu Hồng hội tụ, Chí Minh đường mòn
Tuổi trẻ miền bắc sống còn
Có thấy xương trắng lót con đường này
Kim, Thủy, Trung, Bắc, Vân bay
Quảng, Thượng, Hạ, Thái, Tà Lai, A Roằng
Hương Phong, Hương Phú, Hương Đăng
Hương Nguyên, A Rú cách làng Ka Rôn
Đông Sơn, A Đớt, Bắc Sơn
A Treng, Đông Ngại, Ra Môn, Pa Rình
Rài Nái, Rào Lạc sông bình
Con Tom, Phú Thuận nặng tình song phương
La Hồ kế hợp lục Hương
Hữu, Giang, Hòa, Lộc, Phú cường Sơn khê
Ra Dê, Ba Dướt, Khe Tre
La Hồ, Thượng Quảng, Tà Rè, Thượng Long
Thượng Nhật, Thượng Lộ, Nam Đồng
Phú Lộc kết thập Lộc long Kỳ Đài
Dạ Lê phi cảng Phú Bài
Sơn, Điền, Trì, Thủy, Hòa hài Bình, An
Vĩnh, Tiến, Bòn đãi thủy giang
Cầu Hai đầm nước chảy sang Tư Hiền
Nam Hà, Cát Thượng, Thủy Yên
Khu vườn Bạch Mã giao liên sông Truồi
Miếu Nha, Phước Mỹ nước xuôi
Thủy Cam, Sách Chữ bãi bồi Hòa An
Cố Dù, Lộc Vĩnh cát vàng
Chân Mây cồn bãi Lập An, Hói Dừa
Lăng Cô, Phú Hải sớm trưa
Hải Vân ga bắc đón đưa khách nhà
Hải đăng ngoài hòn Sơn Trà
An Cư vụng vịnh đường xa thành gần
Thừa Thiên, Huế đến bao lần
Nhớ thăm di tích vương thần thuở nao
Huyền Trân công chúa duyên trao
Hai Châu Ô, Lý nhập vào Nước Nam
Thiên Mụ chùa bốn trăm năm
Hà Khê đồi thấp khói trầm linh thiêng
Huyền Không, Từ Hiếu tự thiền
Ba ngôi cổ tự Phật duyên Từ Đàm
Chính tòa nhà Chúa Phú Cam
Thiên Ân Đan Viện giáo tâm mẫu hiền
Nhà thờ Sơn Quả Phong Điền
Giáo dân ngoan đạo con chiên thánh thần
Tịnh cư thất Cát Tường Vân
Đền miếu Võ Thánh, Cung An Định hầu
Ông già Bến Ngự Bội Châu
Ngôi mộ lập trước vườn cau sân nhà
Thành nội tôn Điện Thái Hòa
Nơi đăng vua Nguyễn mười ba vương triều
Một thời phong kiến phiêu diêu
Chế độ lâu lắm cũng tiêu một ngày
Đất nước tiếng gọi hôm nay
Quê hương nỗi nhớ khi phai dỗi hờn
* KH / Võ Thành Đông
 

Tuesday, February 16, 2021

HÀ NAM Trích Trường thi xuyên Việt “Đi & Về Quê Hương”

 

Người dưng chung nẽo tha phương
Đồng hương hai tiếng khơi vương thân tình
Huống hồ cùng một gia đình
Thường xuyên thăm viếng vì mình quan tâm
Hà Nam văn vật ngàn năm
Đại vương Hưng Đạo khói trầm đền Thương
Tâm linh Tam Chúc Đinh vương
Hội làng Duy Hải từ đường Khánh Dư
Lăng đền Thượng, Hạ, Trung lưu
Tam Thiên Nhân tự vinh phù tam vua
Đọi Sơn thờ kính đền chùa
Đại Hành, phi Ỷ cung thừa Thánh Tông
Đền Trúc, Ngũ Động Sơn long
Thờ Lý Thường Kiệt diệt dòng hung nô
Đỉnh chùa Long Đọi mây tô
Chùa Bà Đanh vắng mơ hồ bỏ hoang
Hát Chèo Phủ Lý tiếng vang
Bà Dương Thị Nguyệt hậu hoàng nhà Đinh
Kim Bảng, Thánh Cả hiển linh
Lễ hội đền Trúc tục hình Quyển Sơn
Nam Cao, Nguyễn Khuyến danh nhơn
Hữu Tiến, Tất Đắc, Băng Sơn, Tử Bình
Đinh Công Tráng tướng trời sinh
Quốc Hương, Bùi Kỷ võ minh văn tài
Lý Nhân, Vĩnh Trụ sông dài
Bát Lý hòa hài hợp kết lục Nhân
Công, Chính, Đạo, Đức, Hợp, Chân
Bắc, Nguyên, Thịnh, Chính, Mỹ, Khang, Nghĩa, Bình
Tiến Thắng, Trần Hưng Đạo tình
Văn Lý, Phú Cốc, Trung Vinh, Phúc Màn
Vĩnh Trụ, Phú Phúc, Tào Giang
Xuân Khê, Hòa Hậu, Văn Quan, Phương Trà
Kinh Khê, thôn Cốc, Nhân Gia
Đồng Phú, Tề Cát, Phú Đa, Hội Đồng
Quảng Tây, Long Đức, Quảng Đông
Cao Hào, Trần Thượng ngược dòng Châu Giang
Trạm Khê, Vũ Điện, xóm Ngang
Quan Nhân, Nội Rối giữa đàng An Châu
An Ninh, Trung Lễ, Bối Cầu
Trung Lương, Bình Mỹ, Đồng Du, An Đồ
An Lão, Vĩnh Tứ, Mỹ Đô
Viễn Lai, An Nội gánh Bồ Đề sang
Vụ Bản, Gòi Hạ, Vĩnh An
La Sơn, thôn Đích, thôn Lan, Đồng Rồi
Tiêu Động, Giải Động liên hồi
Bồ Đề, Vân Ấp hợp thời Bình Trung
Ngọc Tân, Ngọc Lũ, Hưng Công
Đồn Xá, Thanh Nghĩa, Liêm Phong sông tiền
Thôn Bùi, Tịnh Xá gắn liền
Tràng An, Ô Mễ lạc duyên Bạch Xà
Bình Nghĩa, Thịnh Kiến nẽo xa
Bình Lục, sông Sắt, xóm nhà Viễn Lai
Thanh Liêm, sông Đáy chia hai
Kiện Khê, Mậu Chử đường dài Bắc Nam
Cửu Thanh hội tụ chung âm
Tân, Hải, Hương, Nghị, Phong, Tâm, Thủy, Hà
Thanh Liêm hiệp ngũ Liêm nhà
Hạ, Sơn, Trang, Túc, Thuận hòa Cần tâm
Thắng Lợi, thôn Vực, Động Tam
Nam Công, xóm Bến, Ngọc Lâm, Đá Hàn
Thử Hòa, Bồng Lạng, thôn Tràng
Đoàn Vĩ, Cổ Động nước sang Mai Cầu
Phố Cà, xóm Sở, Trà Châu
Song Hạ, Chánh Thượng, Cẩm Đu, Lời Làng
Thôn Chiều, thôn Nội, phố Tâng
Trung Thứ, Ô Cánh, thôn Tràng, Thôn Thong
Thôn Chằm, Đồng Sấu, Tín Đôn
Liễu Đôi võ vật họ Đoàn truyền xưa
Âm Sơn, Địa Tạng cảnh chùa
Đền Lăng, Bảo Thái mộ vua Lê Hoàn
Ba Đình khởi nghiệp võ quan
Hoàn Vương Ca Tích hiện đang bảo tồn
Thánh đường Vô Nhiễm linh hồn
Ba Sao. huyện Quế, Cốc Thôn, Lê Hồ
Kim Bảng sở lục Sơn tô
Tân, Thanh, Thi, Thụy, Liên đô Ngọc tòng
Đại Cương, Thỉnh Đại, An Đông
Nguyễn Úy, Đức Mộ, Khuyến Công, làng Giòn
Khả Phong, Tam Chúc, Tân Long
Đồng Hóa, Đồng Lạc thuận Nông Vụ mùa
Yên Lão, Thọ Lão cày bừa
Văn Lâm tứ Xá kết vừa Nhật Tân
Hoàng Tây, Điền, Đặng, Lưu, Văn
Đền Trúc, Ngũ Động Sơn đăng đỉnh hồng
Duy Tiên vùng đất phát long
Nguyệt Nga “Loa Tổ” Dưỡng Mông tôn thờ
Nguyễn Tiến tác giả nhạc cờ
Văn Miếu Quốc Tử tên tô bia đề
Trần Hoàng, Trương Lượng chung quê
Tạ Đình, Nguyễn Kiện Huy kề bia danh
Quý Đôn, Lê Trọng Thứ sanh
Cha con tài học rạng danh Diên Hà
Giặc Nguyên thảm bại cả ba
Bởi tướng Trần Khánh Dư ra tuyến đầu
Diệt thù Nha Xá ngài tu
Đọi Tam, Trạng Sấm ngàn thu thành hoàng
Du My, Trĩ Xá, Châu Giang
Duyên Giang, Đông Ngoại sông ngàn Mộc Nam
Tân Dân, Mộc Bắc, thôn Năm
Yên Tử, Yên Lạc canh thâm Lãnh Trì
Yên Lệnh, Chuyên Ngoại lối đi
Tường Xá, Vạn Bút đẹp vì Trác Văn
Quan Nha, Hòa Mạc, thôn Chuân
Duyên Giang, Yên Bắc họp quần Lũng Xuyên
Thôn Đoài, Tiện Nội, Duy Tiên
Tiên Tân, Tiên Hiệp cận biên thôn Kiều
Châu Sơn, Tiên Hải quan liêu
Tiên Phong, Hòa Thịnh thuận đều Đọi Tam
Thân Tu, Yên Ngoại, Yên Nam
Hoàng Đông, Hoàng Lý cửa vàm Ngọc Đông
Duy Minh, Duy Hải, thôn Chuông
Giáp Nhị, Tam Giáp xa đường Hòa Trung
Thần Nữ, Bạch Thượng một vùng
Đồng Văn, Vũ Xá biên chung thôn Đoài
Nam Cao, Vũ Đại bi hài
Chí Phèo, Thị Nở thời nay khắp vùng
Thi nhân Du Tử Lê cùng
Tình thơ một kiếp đến chung thân về
Ngã ba Phủ Lý tam kề
Sông Đáy, sông Nhuệ xuôi bề Châu Giang
Đường Quốc lộ một chạy ngang
Châu Sơn, Liêm Chính thuận đàng Phù Vân
Trịnh Xá, Đinh Xá, Tiên Tân
Liêm Chung, Liêm Tiết tương lân Liêm Tuyền
Thanh Châu, Lam Hạ song biên
Chùa Bầu - Thiên Bảo khai duyên Kim Bình
Tiên Hải, Tiên Hiệp hồi sinh
Người dân sung túc thân tình tương giao
Thuở xưa nghĩa gạo, ân hào
Ngày nay hàng xóm khác nào đệ huynh
Mong sao đất nước quê mình
Từ xa trăm trứng tụ tình về thăm
• KH / Võ Thành Đông 
 


Sunday, February 14, 2021

BÌNH THUẬN - PHAN THIẾT trích trường thi xuyên Việt (Đi & Về Quê Hương)

Cây im vì lá oằn vai
Hay vì gió mõi không lay nỗi cành
Như người lỡ bước công danh
Bởi do vận nước nên đành im hơi
Hàm Tân từng có một thời
Sông Phan, Sơn Mỹ hai nơi giấu người
Sông Dinh, Đông Hiệp cầm hơi
Chờ ngày mở ngõ về chơi gia đình
Thập Tân còn lại chút tình
Phúc, Đức, Xuân, Thắng, Bình, Minh, Hải. Hà
Tiến, Long, Phước tận Thôn Ba
Đông Thuận, Vĩnh Thạnh, Hòn Bà, La Ghi
Lầu Ông Hoàng đó còn chi
Hiệp An, Hiệp Lễ lối đi ra hòn
Sáu Tân chung các món ngon
Hải, Long. Phước, Tiến vẫn còn Bình, An
Dông cát, răng mực nướng than
Thuận Năm, Tân Lập chảo rang bánh mì
Sông Phan, Tân Thuận phân ly
Tân Thành, Thuận Quý tiếc gì Phú Sam
Hàm Thuận chia Bắc xẻ Nam
Hàm Thắng thập nhị tên Hàm liên giao
Cần, Kiệm, Thạnh, Trí, Mỹ màu
Hiệp, Đức, Liêm, Chính trước sau Phú, Cường
Nha Hà, Dân Phú, Cái Mương
Sân ga Mường Mán chặng đường Ma Lâm
Thuận Minh, Mỹ Thạnh, Long Tâm
Tháp Pô Sah Inứ tộc Chămpa thờ
Hồng Liêm, Sông Quán gọi hồ
Thuận Hòa, Đông Tiến làm khô cá đường
Thuận Minh chả Trích chấm tương
Đa Mi, La Dạ toàn vườn thanh long
Ninh Thuận, An Phú cận sông
Cây Găng, Hiệp Phước thuận dòng Sông Phan
Kê Gà, Hiệp Nghĩa biển vàng
Phan Thiết tứ Tiến chung đàng Phú Sơn
Hòa, Bình, Thành, Lợi giàu hơn
Hòn Lao, Mũi Né tránh cơn ba đào
Phú Hải, Mũi Đá sóng cao
Đình Vạn Thủy Tú cầu mau yên bình
Thúc Kháng, Quý Cáp, Châu Trinh
Dục Thanh nghĩa thục ứng tình Duy Tân
Phong Nẫm, Thiện Nghiệp góp phần
Ngủ Hồng mây khói Thái An, Phong vờn
Thái, Trung, Lâm, Thằng, Bình Nhơn
Đồi Dương, Cảng biển, Suối Hồng, Lương Sơn
Bình Tân, Thiện Ái gần hơn
Chợ Lầu, Bình Đức bao lơn Châu Hành
Sáu Phan đồng thuận kết thành
Sơn, Lâm, Hòa, Tiến, Bình, Thanh nhất trào
Bá Ghe, Trí Thái, Sông Mao
Sông Bình, Sông Lũy chảy vào Cà Giây
Hòa Minh, Hòa Phú cận đây
Bắc Bình, Phú Thủy rừng cây Phú Điền
Vĩnh Hải, Cà Thá nối liền
Thôn Hai, Hà Thủy dọc miền biển xanh
Liên Hương, Phước Thể mũi gành
Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành vững yên
Nước khoáng Vĩnh Hảo thiên nhiên
Lòng Sông, Nhà Mé, Phú Điền, Chí Công
Vĩnh Tân, Phan Dũng, Tuy Phong
Cá Vuông, Phong Phú chim đồng Cù Lao
Huy Khiêm, Núi Bể dốc cao
Tánh Linh thui chột biết bao anh hùng
Gia Huynh, Suối Kiết não nùng
Gia An thất thế đường cùn hụt chân
Đức Bình, Đức Thuận, Đức Tân
Đồng Kho, Lạc Tánh đường gần Núi Ông
La Ngâu, Đức Phú ngập đồng
Thủy điện Hàm Thuận xả dòng tràn mưa
Thôn Ba, Măng Tố úng mùa
Dân Tộc, Đức Phú chịu thua lệ làng
Tân Hà, Đức Hạnh thuận giang
Đức Linh, Đức Tín sông ngang La Ngà
Võ Xu, Nam Chính, Đông Hà
Trà Tân, Đức Chính miếu Bà, Mê Pu
Da Kai, Biển Lạc sương mù
Ra đảo Phú Quý chu du bãi gành
Viếng đền Công chúa Bàn Tranh
Long Hải, Ngủ Phụng vây quanh nước trời
Linh Quang cổ tự lâu đời
Tam Thanh, Hòn Trứng thảnh thơi một vùng
Quê hương có kiết có hung
Thời nào cũng có anh hùng cứu nguy
Những người Bình Thuận ra đi
Ai còn nhớ được những gì núi sông
* KH / Võ Thành Đông
 

 

Monday, February 1, 2021

Từ Thu tiếng hát lên trời- Thanh âm còn lại bên người tài hoa - Nguyễn Văn Lập

Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng ngày nào giờ đã đi vào cõi miên viễn chiêm bao, tin Lê Thu nằm xuống trong cơn đại dịch để lại bao bàng hoàng thương tiếc cho người ái mộ giọng hát vàng mười của chị, cả trong và ngoài nước đã có rất nhiều giọt nước mắt tiếc thương rơi xuống khi thần tượng của mình đã không còn nữa.
Lệ Thu là một trong hai nữ danh ca được ái mộ nhất Việt Nam, người kia là tiếng hát vượt thời gian Thái Thanh, con chim sơn ca của làng âm nhạc Việt Nam, nếu Thái Thanh là người có gọng hát bay bướm lãnh lót với điệu hót như chim tuyệt vời trong bản Giòng Sông Xanh lời Việt của Phạm Duy và Buồn Tàn Thu của Văn Cao, hay diễn tả nỗi nhớ thương ray rức trong lòng người chinh phụ ôm con chờ chồng rồi hóa đá nghe muốn khóc trong trường ca Hòn Vọng Phu của Nguyễn văn Thương, thì Lệ Thu bằng giọng soprano vô cùng rạng rỡ và trong như pha lê với giọng ngân cao vút cuối câu tưởng như có thể kéo dài đến bất tận, mà ít ai quên được giọng ca vừa oán than vừa ray rức lòng người trong một buổi chiều nắng tơ vàng qua tình khúc đong đầy nổi nhớ thương nàng Quỳnh Như từ xa xưa hiện về trong bản Hương Xưa của Cung Tiến, và dầu khóc cho một cuộc tình đã tan như đời mình mà làn điệu vẫn lúc nào cũng rạng rỡ sang trọng trong bản Mười Năm Tình Củ của Trần Quảng Nam, hay ngọt ngào nỗi nhớ, muộn phiền nỗi đau qua bản Mắt Lệ Cho Người của Từ Công Phụng
Thông thường, mỗi ca sĩ thường nổi bật với một hoặc hai bản ruột làm nên tên tuổi của mình thí dụ như Bạch Yến với bản Đêm Đông của Nguyễn văn Thương, Hoàng Oanh với bản Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, Phương Dung với bản Nổi Buồn Gác Trọ của Thanh Sơn, Mai Hương với bản Chiều, thơ của Hồ Dếnh nhạc Dương Thiệu Tước, giọng hát liêu trai Thanh Thúy với bản Nữa Đêm Ngoài Phố của Trúc Phương, Nguyên Khang với bản Riêng Một Góc Trời, Nguyễn Hưng với giọng ca nức nỡ, Ngọc Lan với giọng hát não nùng ai oán, Khánh Ly với giọng khàn đục thì nổi tiếng nhờ nhạc Trịnh Công Sơn.
Còn Lệ Thu hát bất cứ bản nhạc nào của bất cứ nhạc sĩ nào đều hay, và nhiều nhạc sĩ thêm nổi tiếng nhờ giọng hát Lệ Thu, thực sự là như vậy, vì thế Nhà thơ Nguyên Sa người có những dòng thơ bay bướm nhất nước đã gọi Lệ Thu là Tiếng Hát Vàng Mười, nghĩa là tinh chất không vẫn đục, nghĩa là không chê vào đâu được, và khó ai có thể bắt chước giọng ngân trong vắt này được. Lệ Thu đến với âm nhạc từ năm 16 tuổi rất tình cờ khi cùng cô bạn đến Nhà hàng Bồng Lai trên đường Lê Lợi Saigon nghe nhạc, và được mời lên ca góp vui bằng bản nhạc Dang Dỡ tức Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn, rồi từ đó bắt đầu đi vào lòng khán giả nhờ tài năng thiên phú mà không qua một trường lớp nào về âm nhạc, càng không phải nổi tiếng nhờ các bài hát của nhạc sĩ sáng tác để tặng riêng mình, Lệ Thu ít khi hát nhạc thời trang và hầu như chỉ hát những tình khúc hay nhạc tiền chiến, nói chung là nhạc thính phòng, bằng giọng ca êm như hạt ngọc long lanh – trong như nước biếc đầu gành trăng soi như trong bài Tiếng Sáo Thiên Thai của Văn Cao, đã thu hồn khán thính giả, và đã nhanh chóng nổi tiếng có cát-sê cao nhất trong các phòng trà tại Saigon thời bấy giờ.
Lúc bấy giờ tại đài phát thanh Saigon, chương trình Nhạc Chủ Đề của Nhà văn nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn phụ trách, rồi sau này do Duy Trác đãm nhiệm với lời dẫn chương trình hết sức văn hoa và truyền cãm ấm áp của Nguyễn Đình Toàn và Đào Trường Phúc với các giọng ca chủ lực của Mộc Lan, Kim Tước, Quỳnh Giao, Anh Ngọc, Ngọc Long, Duy Trác, Mai Hương, Thái Thanh, Lệ Thanh qua các bản nhạc tiền chiến hay những tình khúc bất hủ của nền âm nhạc Việt Nam đã làm nhóm anh em CVA cùng lớp chúng tôi hết sức ái mộ gọi là tuyệt tác văn chương trong nền âm nhạc Việt khiến ai cũng mê, đến nổi tôi còn nhờ anh bạn Hoàng Quốc Bảo thu âm cho chương trình này lại để khi đi hành quân về mở nghe, và người tôi mong nhất được nghe tiếng trong chương trình này, chính là tiếng hát Lệ Thu nhưng ít khi được nghe, vì Lệ Thu rất bận vừa đi thu âm cho các trung tâm băng nhạc, vừa trình diễn nên không còn nhiều thì giờ.
Nếu bất cứ người nào yêu nghệ thuật hội họa đều thích nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa trong tranh của Leonardo Da Vinci, nếu bất cứ ca nhạc sĩ nào của người Việt hải ngoại đều háo hức muốn về Little Saigon, thủ phủ của người Việt tỵ nạn tại nam California để ra mắt CD hay DVD đầu tay hoặc nhiều lần, hoặc làm một hay vài chương trình kỷ niệm một thời ca hát của mình, thì riêng Lệ Thu vẫn lặng lẽ bên đời, không hề tranh đua với đồng nghiệp, trên hai chục năm mới làm một chương trình cho mình, vì thế khán giả càng yêu thích tính cách của Lệ Thu hơn. Thỉnh thoảng mới thấy Lệ Thu xuất hiện trong các show ca nhạc của Thúy Nga Paris của Asia, hay các buổi đi show, mà tôi đã có dịp thực hiện rất nhiều bài viết về các đêm ra mắt các chương trình văn nghệ này tại nam Cali và nhiều nhất là tại vũ trường Majestic của anh Quốc & Phi Khanh. Trong đó đặc biệt là đêm tái ngộ khán giả của Lệ Thu vào cuối năm 2003, trước khi tôi về Dallas, mới đó mà đã gần 18 năm. nhưng những kỷ niệm về Lệ Thu vẫn đong đầy.

Em từ hoang sử bước ra
Thơm môi một nét kiêu sa giửa đời
Chắp tay xin tạ ơn trời
Tự nhiên bổng có một thời si mê (NVL).

 Tôi mê giọng ca Lệ Thu như mê người tình của mình thuở còn chưa biết làm thơ yêu em, và chưa biết hết cái đẹp của âm nhạc, cho đến khi tôi làm phóng viên cho nhiều cơ quan truyền thông báo chí tại nam Cali, và hàng tuần vào tối Thứ sáu thường đến vũ trường Majestic thực hiện các bài văn nghệ suốt nhiều năm trời, lúc đó, tôi đã gặp hầu hết các ca nhạc sĩ thượng thặng nhất của làng âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại và viết về họ như một quý mến tài năng làm đẹp cho đời của anh chị em nghệ sĩ. Tôi đã có dịp gặp Lệ Thu thường xuyên, và giửa báo chí với nghệ sĩ thường coi như anh em một nhà khá thân tình, nên nhiều việc buồn vui chúng tôi thường chia sẻ với nhau.
Khi biết tôi sắp xuất giá tòng thê sắp dọn về Dallas, tôi nói đùa với Lệ Thu như thế, Lệ Thu bảo tôi, ông khoan về đã, giúp Thu ra mắt khán giả tại Majestic lần đầu tiên trên hai chục năm nay (khi xưng hô với bạn bè, Lệ Thu thường xưng tên bằng một chữ Thu). Một phần vì là bạn bè, một phần vì rất thích giọng hát Lệ Thu, nên tôi đã nhận lời đồng ý về Dallas trễ một tuần và còn bàn ra rằng, tôi chưa bao giờ đến nhà một ca sĩ để làm phóng sự sinh hoạt đời thường, tôi sẻ làm một cuộc phỏng vấn Lệ Thu tại nhà về các sinh hoạt thường nhật cũng như tại sao trên hai chục năm nay mới làm một chương trình văn nghệ kỷ niệm trong khi các ca sĩ khác hết ra mắt CD này đến CD khác, thì Lệ Thu trả lời nói tại mình nhớ khán giả. Sau đó tôi đến nhà Lệ Thu làm một album ảnh đời thường trên nhiều khía cạnh như tập thể dục, chăm sóc nhà cửa, hoa cỏ, nấu nướng, và trang điểm… Lúc đó trời đã về chiều, khi thấy Lệ Thu bắt đầu vẽ lông mày, tôi thầm nghĩ, Lệ Thu khởi nghiệp từ bài hát Dang Dỡ, có lẻ nghiệp dĩ nó vận vào mình nên nên đã có ba lần gã Vô Kỵ đã vụng về không vẽ được lông mày cho một nàng Triệu Minh, tiếc thật. Sau đó Lệ mời tôi dùng bữa tối tại nhà hàng Sushi của người Nhật tại thành phố Hungtington Beach. Đàn bà coi nhan sắc như tính mệnh, nghệ sĩ là người của công chúng thì càng thận trọng hơn nữa, lúc nào cũng mong khán giả yêu mến mình nên sớm tối gì khi ra đường đều make-up cẫn thận. Lệ Thu cho biết ăn kiêng đã lâu, ăn uống tự nấu tại nhà, ít khi đi ăn ngoài trừ khi đi show, giữ gìn sức khỏe là chính, ăn rất nhiều rau, thảo nào mới có làn da mịn đẹp như thế, và thanh âm giọng hát tồn tại lâu dài như thế.
Đêm Lệ Thu ra mắt khán giả có vài ca sĩ đến giúp như Caroll Kim cùng với các ca sĩ thường trực của Majestic, cả vũ trường không còn chổ ngồi, tôi tiếc nếu không phải về Dallas thì tôi sẻ quay phim làm cho Lệ Thu một DVD ghi nhận những lúc Lệ Thu xúc động nhận những tràng pháo tay hay những cành hoa ái mộ của khán giả sau hơn hai chục năm tái ngộ qua các tình khúc để đời của các nhạc sĩ nổi tiếng như bản Chiếc Lá Cuối Cùng của Tuấn Khanh, Ngậm Ngùi thơ Huy Cận nhạc của Phạm Duy, Hoài Cãm của Cung Tiến, Nữa Hồn Thương Đau của Phạn Đình Chương, Tình Khúc Thứ Nhất thơ Nguyễn Đình Toàn nhạc Vũ Thành An, Thu Hát Cho Người của Vũ Đức Sao Biển, Xin Còn Gọi Tên Nhau của Trường Sa… Thông thường một ca sĩ hát trong chương trình riêng của mình đều hát trên chục bài, nhưng Lệ Thu chỉ hát giới hạn một số bài, còn lại để dành cho ca sĩ bạn, rất khiêm nhượng, vì thế mới được khán giả thương yêu nhiều.
Tôi đã gửi bài viết về buổi tái ngộ khán giả này của Lệ Thu cho các tờ nhật báo, tuần báo, và tạp chí văn hóa nghệ thuật tại nam Cali mà tôi đang cộng tác như một lời cãm ơn của Lệ Thu đến quý cơ quan truyền thông báo chí và độc giả.
Lần tôi gặp Lệ Thu sau cùng vào tháng 11/2019 trong chương trình văn nghệ hai ngày kỷ niệm ngày thành lập của Teletron tại Dallas, tôi đã tặng bài thơ “Thu Vạn Cổ Sầu” cho Lệ Thu và nói cứ xem tôi như một khán thính giả ái mộ làm thơ tặng danh ca Lệ Thu, bài thơ này đã được hai Ca nhạc sĩ, Hoàng Lan phổ nhạc theo điệu Tango và Hà Lan Phương phổ nhạc theo điệu Valse & Rumba cũng để riêng tặng Lệ Thu. Tôi đã mail cho Lệ Thu bài thơ này, còn hai bản nhạc thì sẽ gửi sau khi đã hoàn chĩnh, và Lệ Thu đã không bao giờ còn nhận được. Trước đây đã có ba nhạc sĩ viết nhạc riêng tặng cho Lệ Thu nay đã lên 5 người. Cũng tại nơi này, tôi đã chở Nam Lộc và Chí Tài ra phi trường về lại Cali sau buổi trình diễn, thì nay Chí Tài cũng đã mất trước Lệ Thu trên một tháng.
Từ nay về sau muốn nghe lại tiếng hát vàng mười của Lệ Thu thì chỉ còn biết tìm lại trên internet, nhưng hương xưa vẫn sẻ cùng thời gian đọng lại trong tình người viễn xứ, và dầu hoa tàn tình tan theo không gian, nhưng tiếng hát Lệ Thu với hương thơm phảng phất khói trần nhiễu nhương này sẻ còn để lại cho đời một giọng ca dĩ vãng đã một thời làm lòng người mê muội.
Lệ Thu đã giả từ cõi tạm, hôm nay nhớ lại bài viết về Lệ Thu cách đây 18 năm trong buổi tái ngộ với khán giả năm xưa, với hai câu thơ mở đầu bài viết này như trên để thương tiếc giọng ca một thời xuân sắc trên đỉnh cao nghệ thuật cùng những cuộc tình đã qua, mỗi mùa thu đến rồi đi mang theo biết bao nỗi nhớ thương u uất cùng với bao lần đưa tiễn không mong lại về, để rồi mỗi khi thu về lại nhớ đến giọng hát của Thu.

Thu Vạn Cổ Sầu
Nắng nghiêng vàng bước chân ngày
Gió hiu hiu những đêm dài phương đông
Lá rơi trên ngọn thu phong
Hồn theo nổi nhớ, sầu trông héo người
Nằm nghe mưa đổ xuống đời
Len vào song cửa, bên ngoài gió lay
Lá vàng rụng xuống chưa thay
Lá xanh hiu hắt, sương mai lạnh lùng
Thu sao buồn đến não nùng
Dưới chân lá cỏ úa từng nổi đau
Trăng thu viển xứ cổ sầu
Hồn thu thổn thức trên lầu nghinh phong
Thu xưa tím cả nổi lòng
Bao lần đưa tiễn, không mong, lại về
Nghìn trùng vạn lý sơn khê
Thiên thu vọng nguyệt, tứ bề vấn vương
Ta xin đời có vô thường
Vì ai tấu khúc đoạn trường, nhớ quê. (NVL)

Danh ca Lệ Thu | Hải Ngoại Thương Ca (Nguyễn Văn Đông) | PBN 77

 Còn đây giây phút này Còn nghe tiếng hát, nụ cười xinh tươi Còn trong ánh mắt, còn cầm tay nhau Ngày mai xa cách nhau Một người gối ch...