Saturday, January 30, 2021

Bản Tình Cuối - Ngô Thụy Miên - Lệ Thu

Mưa có rơi và nắng có phai
trên cuộc tình yêu em ngày nào
Ta đã yêu và ta đã mơ,
mơ trăng sao đưa đến bên người.
Một lần gặp gỡ đã như quen thuở nào
một lần gặp gỡ nhưng tình đã xa xưa.

Mây có bay và em có hay
ta ngại ngùng yêu em lần đầu.
Ta đã say hồn ta ngất ngây
men yêu thương đã thấm cuộc đời.
Một lần nào đó bước bên em âm thầm
một lần nào đó ta vẫn không nói yêu người.

Yêu em ta yêu em như yêu tuổi ngây thơ.
Bên em bên em ta hát khúc mong chờ.
Ngày nào người cho ta biết tình yêu đắm say
Ngày nào đời cho ta biết tình là đắng cay

Mưa đã rơi và nắng đã phai
trên cuộc tình yêu em ngày nào
Ta vẫn yêu hồn ta vẫn say
qua bao nhiêu năm tháng ơ thờ
Một ngày nào đó tóc xanh xưa bạc màu.
Một ngày nào đó ta có thôi hết yêu người.

LỆ THU / NGÀY CHIA TAY LẶNG LẼ MƯA RƠI VÀ NƯỚC MẮT MÙA THU KHÓC AI TRONG CHIỀU… Bài: Trần Quốc Bảo

Cơn giông bão đã về Quận Cam một tuần qua. Gần đến ngày tang lễ Lệ Thu, mặt trời và nắng ấm bỗng trở lại. Chưa kịp vui bao lâu, khoảng 9 giờ sáng thứ sáu 29/1/21, cơn bão gọi rét từ đâu kéo về, mang theo những giọt mưa cùng với cái giá lạnh tựa như gió mùa đông bắc, ngay trong giờ phút tang lễ chuẩn bị bắt đầu…. Tôi và Duy Thanh là người đến thật sớm, nhưng khi bước chân vào nhà thờ, thì đã có sự hiện diện khá đông người. Phía ngoài có 1, 2 đài Tivi cũng như Jimmy Nhựt Hà đang phỏng vấn vài người. Ở bên trong, dù có đeo khẩu trang, tôi vẫn nhận ra có nghệ sĩ Hương Lan, Trang Thanh Lan và một vài người quen nữa… Bên ngoài là cơn mưa nặng hạt, trong lúc cây cối ngả nghiêng vật vã với những cơn gió mạnh thì bên trong nhà thờ, tiếng hát Lệ Thu với các nhạc phẩm Nghìn Trùng Xa Cách, Nước Mắt Mùa Thu, Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời… làm cho không gian của nhà thờ vốn đã tĩnh mịch lại càng thêm se sắt hơn bao giờ hết…
Bước chân vào trong, tôi đảo mắt tìm nơi dựng hoa tang của nhóm Vòng Tay Nghệ Sĩ vừa đặt hôm qua. Sau khi tìm thấy được vòng hoa nơi góc phải nhà thờ, tôi chợt nhớ đến lời nhạc mở đầu bài Tình Khúc Cho Em của Lê Uyên Phương: “Như hoa đem tin ngày buồn, như chim đau quên mùa Xuân”… câu tiếp nối “còn trong hôn mê buồn tênh”, câu này làm tôi xót xa vô cùng khi nhớ lại những ngày chị Thu nằm coma trong phòng cấp cứu đầu tháng 1…
Ngoài chuyện đến viếng tiễn đưa người chị tài danh và thân thiết, tôi còn có trách nhiệm đọc những giòng từ biệt của 5 người thân không dự được tang lễ muốn gửi đến chị Lệ Thu những lời yêu cuối (xin xem video có kèm theo)
1/ Ca sĩ Thanh Thúy, người đã khóc với những giọt lệ vui khi nghe tin chị L.T. đã qua cơn hiểm nghèo, nhưng khi tôi gọi báo tin chị L.T đã mất lúc 7g tối ngày 15 tháng 1 thì Thanh Thúy đã bật khóc nức nở, thương xót cho một đồng nghiệp đã có nhiều kỷ niệm đi hát chung với nhau 60 năm tròn. “Hôm nay Thanh Thúy ở tận Sacramento không về được nhưng nhớ Thu lắm lắm. Cầu mong Thu từ nay sớm về nương bóng Chúa đời đời”. Tôi đã khấn những lời này hộ cho chị Thúy trước quan tài L.T sáng nay.
2/ Ca sĩ Phượng Khanh không dự được, nhờ chuyển những lời từ biệt yêu thương nhất đến chị Lệ Thu, và đặc biệt Phượng Khanh không bao giờ quên cái áo tím mà L.T gửi tặng cách đây đã 20 năm, đến giờ PK vẫn còn giữ làm kỷ niệm.
3/ Người kế tiếp là chị Lưu Dung Anh. Nếu ai thân thiết với ca sĩ Lệ Thu, có lẽ đôi lần cũng sẽ nghe chị nhắc đến một người bạn thân tên Dung, gọi tắt từ cái tên thật Lưu Dung Anh, một trong những người đẹp của nhóm Mai-Bích-Dung từng được 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng hợp soạn thành những ca khúc Linh Hồn Tượng Đá, Cho Người Tình Nhỏ, Tình Thương Vô Cùng… Hai người bạn gái này quen biết nhau từ đầu thập niên 70, khởi đi từ những đêm chị Dung có dịp nghe Lệ Thu hát ở các phòng trà Tự Do, Ritz.. và từ một người hâm mộ giọng hát “vàng mười”, họ sau đó đã là những người bạn tri âm vô cùng thân thiết. Nhưng biến cố 75 trờ đến, tình bạn của họ đã bị chia cắt một thời gian khá dài. Mãi đến năm 2007, khi Lệ Thu lần đầu trở về Việt Nam trình diễn, cũng là dịp hai người bạn cũ gặp lại nhau, và hầu như trong những đêm show có Lệ Thu ở Việt Nam, ít khi nào vắng mặt sự hiện diện của chị Dung luôn sát cánh kề bên.
Giờ này chị Dung đang ở VN không có mặt được, nhờ TQB chuyển lời lại: “Chị Thu ơi, nay chị đã ra di trong lặng lẽ, để lại bao nhiêu sự tiếc thương của rất nhiều người luyến tiếc chị. Với những giọt nước mắt không cầm được, nay chỉ còn dư âm vang vọng là vĩnh cửu, trong lỏng em, chị mãi hiện hữu. Xin hẹn chi nơi ấy ta sẽ gặp nhau. Chị trước em sau… Chị nhé…
4/ Kế tiếp là anh Võ Thành Đông, người bạn đời của chị Lệ Thu từ năm 1980 đến 1991. Sau khi chia tay, cả hai vẫn dành cho nhau những lời tốt đẹp và trân trọng. Điều này khiến tôi nhớ đến một câu nói rất hay: “Có những người chỉ có thể ở trong tim ta chứ không bao giờ có thể bước cùng ta đi đến cuối cuộc đời”. Anh ở tiểu bang xa không về được, nhờ tôi đọc bài thơ mà anh đã viết dành cho chị, một cuộc tình với hơn 10 năm hạnh phúc. Bài thơ như sau:
TIỄN NGƯỜI
(Vĩnh biệt Danh ca LỆ THU)
Ở chốn ấy có một nơi gọi là nhà nghi lễ
Em một mình
Ta không thể về thăm
Đâu phải vì đường xa
Mà bởi lòng ta muôn vạn dặm
Mười một năm bên nhau hơn mười năm đầm ấm
Ba mươi năm cách
Giờ thật sự mới chia lìa
Chỉ ta biết nỗi buồn kia
Lòng nghẹn ngào nhức nhối
Đêm trăn trở rớt kỷ niệm về trên gối
Nhang trầm bay hương khói trái tim đau
Em về trước, ta đến sau
Chắc sẽ gặp lại nhau nơi nào thiên thần dẫn lối
Thiên đường xa
Em sẽ tới chẳng cô đơn
Ta ôm hoài tiếng hát lẫn nguồn cơn
Có ánh sáng và tiếng đờn sân khấu
Những vốn liếng nhiệm mầu một đời gương mẫu
Tiếng hát còn vọng thấu đến ngàn sau
Đuốc hồng ân thay đèn màu
Soi đường dẫn rước hồn vào cõi không
Tiễn người thắp nén hương lòng
Đưa Thu giữa lúc trời Đông lạnh lùng
Chia phôi lần cuối nghìn trùng
Mai sau nếu có mong đừng xa nhau
* KH / Võ Thành Đông
5/ Sau hết là ca sĩ Phương Hồng Quế, người có nhiều ký ức đẹp với chị Lệ Thu từ những ngày đi hát trước 75 cho đến những phút giây cuối cùng trước khi L.T. vào bịnh viện. Phương Hồng Quế còn nhớ, lần đầu hát chung với chị Lệ Thu, đó là cuối năm 1967 đầu năm 1968 tại phòng trà Bồng Lai. Lúc ấy tên tuổi chị chưa thật sự là một danh ca hàng đầu mà chỉ là một giọng hát hay được nhiều người yêu thích qua những bài ca ngoại quốc như Serenade, Dominique… Sau Bồng Lai, hai người còn đi hát chung nhiều chỗ như Quốc Tế, Ritz (Jo Marcel), Ban Dân Vận. Rồi sau 75, trước khi Lệ Thu vượt biển năm 1979, cả hai có thời gian cộng tác trong đoàn Kịch Kim Cương.
Hôm nay, mình đã làm tròn lời hứa với những tình thân… Bước chân ra cửa, đi bộ tới chỗ đậu xe, không rõ là lệ đang tuôn hay nước mưa đang rơi, trong đầu vang lên 4 câu thơ của Trịnh Công Sơn, bốn câu ngắn thôi, nhưng cứ vang vang như lời từ biệt…
Đưa em một nửa lên đường
Nửa kia còn lại nỗi buồn quẩn quanh
Mùa Xuân phố bội bạc tình
Bước chân phiền não một mình ta hay
Vĩnh biệt chị của em
… Từ nay mại mãi không thấy nhau
Ta nhớ cho mùa thu đã chết rồi… (P.D)
Trần Quốc Bảo
29/1/2021
(trích Hồi Ức TQB / Những Ngày Vui Với Chị Tôi)

Friday, January 29, 2021

Hình ảnh tang lễ Ca Sĩ Lệ Thu pictures credit to LS Anh Tuấn, Jiimy Nhật Hà, Chị Kiều Chinh.

 FB Jimmy Nhật Hà

Với chị Tú, chị Thu Uyển (Tí Tu) và chị Trang - 3 người con gái của cô Lệ Thu
Hôm nay tang lễ của cô Lệ Thu được cử hành tại nhà thờ Thánh Linh trong phạm vi gia đình & thân hữu rất ấm cúng dù rằng ngoài trời mưa gió, ông trời dường như cũng khóc thương cho một tiếng hát đẹp - tiếng hát Lệ Thu.

- Rainy day. Funeral at Covid time. Farewell to my Legendary Singer. 🙏🙏🙏
Troi mua, khoc nguoi ra di. Le Thu oi! Xin Ban len duong thanh than.
Tieng hat Le Thu de lai cho doi, mai mai doi sau va trong long toi voi Nguoi tinh Khong Chan Dung: "Hoi nguoi chien si da de lai cai non sat ben bo lau say nay....Anh la ai..." Thu oi, xin Ban an nghi. 🙏🙏🙏
Xin chia buon voi cac chau, Cam Tu, Quynh Trang, Thu Uyen va toan the gia dinh



.❤❤❤











 

Trực Tiếp Chương Trình Tanq Lễ ca sĩ Lệ Thu - Phần 2

Chương Trình Tanq Lễ ca sĩ Lệ Thu Phần 1

Danh Ca Lệ Thu (1943-2021) - Nước Mắt Mùa Thu, Xin Còn Gọi Tên Nhau, Hoài Cảm, Hương Xưa

* TIỄN NGƯỜI - Ca khúc tiễn biệt Danh Ca LỆ THU - Thơ: Kiến Hoa (Võ Thành Đông) * Nhạc: Mai Hoài Thu - Ca sĩ: Đông Nguyễn - Ca khúc được thực hiện tại phòng thu âm "Đông Nguyễn Music Studio" * Ca khúc như một lời tiễn biệt của nhà thơ Võ Thành Đông đã viết riêng cho nữ Danh Ca LỆ THU. Nguyện cầu linh hồn Chị luôn bình yên & thanh thản ở chốn vĩnh hằng..

Saturday, January 23, 2021

TIỄN NGƯỜI (vĩnh biệt Danh ca LỆ THU) KH / Võ Thành Đông

Ở chốn ấy có một nơi gọi là nhà nghi lễ
Em một mình
Ta không thể về thăm
Đâu phải vì đường xa
Mà bởi lòng ta muôn vạn dặm
Mười một năm bên nhau hơn mười năm đầm ấm
Ba mươi năm cách
Giờ thật sự mới chia lìa
Chỉ ta biết nỗi buồn kia
Lòng nghẹn ngào nhức nhối
Đêm trăn trở rớt kỷ niệm về trên gối
Nhang trầm bay hương khói trái tim đau
Em về trước, ta đến sau
Chắc sẽ gặp lại nhau nơi nào thiên thần dẫn lối
Thiên đường xa
Em sẽ tới chẳng cô đơn
Ta ôm hoài tiếng hát lẫn nguồn cơn
Có ánh sáng và tiếng đờn sân khấu
Những vốn liếng nhiệm mầu một đời gương mẫu
Tiếng hát còn vọng thấu đến ngàn sau
Đuốc hồng ân thay đèn màu
Soi đường dẫn rước hồn vào cõi không
Tiễn người thắp nén hương lòng
Đưa Thu giữa lúc trời Đông lạnh lùng
Chia phôi lần cuối nghìn trùng
Mai sau nếu có mong đừng xa nhau
* KH / Võ Thành Đông

VĨNH BIỆT LỆ THU

  

Tôi biết Lệ Thu từ hồi chưa có cái tên Lệ Thu. Khi đó Oanh mới 15tuổi, tươi mát, xinh xắn, là hàng xóm của anh bạn tôi. Anh Trần Cao S. Hồi đó chúng tôi đang học lớp Đệ Nhị ban Văn Chương trường Chu Văn An.
Khoảng thời gian đó, năm 1956, thi Tú Tài Một, ban C, như một cuộc vượt vũ môn. Số người đậu chỉ khoảng 10%. Chục người thi chỉ có một người đậu. Đi nghe đọc kết quả thi như đi nhận bản án. Số báo danh được xướng lên cách từng quãng lớn. Có khi cả phòng thi không có một người đậu. Vậy nên học thi tới xanh lét người.
Nhà S. hồi đó ở đường Hòa Hưng, có phòng rộng rãi, chúng tôi tụ nhau lại học thi. Học chung như vậy có cái lợi là người nọ chỉ cho người kia nếu chưa thấu hiểu bài. Nhà Oanh ở ngay sát vách nhà S. Oanh chơi với cô em gái S. nên chạy qua chạy lại hoài. Ngày đó, Oanh xinh xắn, ríu rít như một con họa mi, thường rót nước, cắt trái cây cho chúng tôi giải lao. Khi Oanh thành Lệ Thu, hát ở vũ trường, S. tới nghe hoài, còn tôi hồi đó không có cái thú la cà những nơi đó. Lệ Thu có nhắn S. rủ tôi tới nhưng chẳng biết sao, tôi chẳng một lần thấy Lệ Thu trên bục trình diễn.
Năm 2004, tôi gặp lại Lệ Thu khi cô tới hát tại Toronto. Dĩ nhiên sau từng đó năm xa cách Lệ Thu không nhận ra tôi khi tôi hỏi : “Oanh khỏe không?”. Thấy tôi hỏi bằng tên thật, cô nàng nhíu mắt, chồm tới hỏi gấp: “Anh là ai vậy?”. Tôi ỡm ờ hỏi lại: “Oanh còn nhớ ngày ở Hòa Hưng không?”. Lệ Thu cuống quýt cùng tôi nhắc về những ngày đó. Cô luôn giục tôi: “Anh nói nữa đi!”. Hình như gặp lại cố nhân của những ngày hoa mộng đó làm cô nhỏ Oanh sống trở lại thời kỳ chanh cốm của mình.
Chúng tôi nhắc nhau ôn lại những kỷ niệm của thời xa xưa đó. Chính LệThu cho tôi biết anh bạn tôi, anh Trần Cao S. đã mất. Từ ngày đó tớinay, tôi không có dịp gặp lại Lệ Thu nữa.
Giao tình của tôi với Quỳnh Giao lại là một chuyện khác. Quỳnh Giao kết duyên với anh bạn tôi, anh DNH, bạn học tại Chu văn An và Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Thời gian ở Sài Gòn sau khi rời Văn Khoa, tôi chỉ thỉnh thoảng gặp H., chưa bao giờ gặp Quỳnh Giao. Những ngày chộn rộn đó, đã hết thời kỳ sinh viên bên nhau, mỗi người chúng tôi đều có công việc riêng nên chúng tôi hầu như mất liên lạc với nhau. Phần lớn đã nhập ngũ. H. cũng nhập ngũ nhưng làm ngay tại Đài Phát Thanh Quân Đội nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, gần cầu Thị Nghè. Nhà tôi ở Thị Nghè, ngày ngày đi làm phải ngang qua đài, vậy mà chẳng bao giờ gặp nhau. Kể cũng lạ. Nhưng sau 1975 lại khác. Tôi gặp lại nhiều bạn bè cũ trong các trại được gọi là “học tập cải tạo”. H. nhanh chân chuồn đi được ngay năm 1975 nên tôi không gặp lại vợ chồng anh. Qua Mỹ, H. may mắn vào làm biên tập viên của đài VOA. Chục năm sau, tôi mới được bảo lãnh qua Montreal. Không biết sao anh biết tin để liên lạc lại ngay với tôi. Một năm sau, năm 1986, khi đài VOA tuyển người, anh bạn gửi đơn qua cho tôi và hối thúc tôi thi “để tụi mình lại ngày ngày gặp nhau như ở Văn Khoa ngày cũ”. Tôi điền đơn dự thi và được sắp xếp tới thi tại tòa Lãnh Sự Mỹ nằm trong cao ốc Complexe Desjardin ở downtown Montreal. Ngày thi, leo lên xe buýt, tay cắp mấy cuốn tự điển, lên đường, lòng riêng chán ngán. Nể bạn, muốn thử thời vận chứ chẳng hy vọng chi khi biết có tới 160 người thi trên khắp thế giới, chỉ chọn có ba người. Chữ nghĩa sau chục năm bỏ xó đã gỉ sét, hy vọng chi. Mỗi người thi riêng rẽ tại các tòa Sứ và Lãnh Sự nơi cư ngụ. Bài thi và băng thu giọng đọc được gửi về đài tại Hoa Thịnh Đốn chấm chung.
Vậy mà tên tôi có trong số ba người trúng tuyển. H. rất mừng trước
viễn ảnh chúng tôi lại gặp nhau hàng ngày. Nhưng số tôi vất vả, đài bị cắt giờ phát thanh, tôi phải chờ khi có chỗ trống mới có thể qua làm việc. Ba năm sau, không được kêu, họ bắt thi lại, tôi bỏ cuộc. Vậy là lỡ dịp qua làm hàng xóm với vợ chồng Quỳnh Giao. Trong thời gian ở thủ ô nước Mỹ, Quỳnh Giao không có cơ hội thi thố tài năng. Chỉ ra được ba cuốn băng “Hát Cho Kỷ Niệm”. Mỗi lần có băng, hai vợ chồng đều gửi qua cho tôi. Tới nay tôi còn giữ được những... kỷ niệm này.
Rồi Quỳnh Giao bỏ đi Cali, ra được một số CD có giá trị, tôi cũng còn giữ được tất cả. Trong một lần qua Cali, tôi gặp lại Quỳnh Giao tại nhà của anh chị Nguyễn Mộng Giác. Quỳnh Giao kéo tôi ra nói chuyện riêng. Nàng tâm sự rất nhiều, nhất là lý do nàng bỏ về Cali.
Trong truyện ngắn “Lẽ Ra”, viết vào năm 2003, tôi mượn hình ảnh của Lệ Thu và Quỳnh Giao, hư cấu trong nhân vật Mai. Đây có lẽ là nhân vật tôi đắc ý nhất trong các truyện ngắn của tôi.
Nay, cả hai đã người trước kẻ sau bước qua thế giới khác, họ bỏ lại trần gian những huy hoàng của cuộc đời nghệ sĩ mà hầu như mọi người chúng ta, cả trong lẫn ngoài nước, đều ngưỡng mộ. Hai cuộc xí xóa khá vội vã đã khiến tôi ngơ ngẩn. Chỉ còn lại chút an ủi. Tôi đã kịp giữ họ lại trong nhân vật Mai. Mai sẽ chẳng bao giờ bỏ đi! Mai sẽ mãi mãi
ở lại trong truyện ngắn “Lẽ Ra” dưới đây
 
LẼ RA
*SONG THAO
“ Lẽ ra em không nên lấy Đắc.”
Tôi ngước nhìn Mai, vẫn cặp mắt mọng nước mỗi lần có chuyện buồn. Ngày xưa tôi đã tốn biết bao nhiêu ô mai mơ vì những giọt nước mắt ẩn giấu này. Chuyện trường, chuyện ngoài đường, chuyện bạn bè, biết bao nhiêu chuyện đã làm buồn cô bé lúc nào cũng như một cơn mưa thu này. Có lẽ, ngày đó, chỉ có tôi chịu hiểu và chịu chiều Mai. Soạn thì như một lò lửa, người lúc nào cũng bắng hắng những lo toan, giờ đâu mà nghe cô em gái nhỏ nhít nói những chuyện anh cho là vớ vẩn. Tại mày khó chịu quá chứ sao! Đó là một lời nhận xét và cũng là câu chấm hết cho những chuyện mà anh cho là đầu cua tai nheo của cô em gái. Bước chân vùng vằng cùng khuôn mặt tiu nghỉu của Mai thì có nặng thêm được kí nào trước đôi mắt của Soạn đâu. Mẹ Mai thì chôn mình trong những bận bịu của một bà mẹ chưa già, lại vẫn cứ tưởng là vẫn còn rất trẻ, tâm trí nằm nơi những hột xoàn, những quân bài, những kiểu cọ áo quần. Mai chưa nói hết chuyện thì đã bị mẹ gạt đi như phủi những hạt bụi dính trên chiếc áo mới rất ưng ý. Chuyện con nít vớ vẩn mà cũng làm mất thời giờ của người ta!
Tôi dịu giọng thương cảm.
“ Thôi, chuyện qua rồi, em chẳng nên giữ mãi trong lòng làm chi nữa.”
Mắt Mai đờ đẫn.
“ Nhưng em sợ Đắc không hiểu cho em. Dù sao, em cũng đã chủ động trong chuyện này.”
Tôi thực sự không muốn dây dưa mãi với nỗi phiền muộn này.
“ Anh tin nó sẽ phải hiểu. Chuyện quá khứ chắc nó đã đào mộ vùi lấp đi rồi.”
“ Em nghĩ rằng Đắc sẽ chẳng bao giờ chôn vùi được chuyện này đâu. Em biết Đắc mà! Dù sao chúng em cũng đã có hơn hai chục năm chồng vợ. Vảlại, em sợ anh.”
Tôi thực sự không muốn khuấy động nỗi buồn của Mai nhưng thấy cần phải phá vỡ đi cái bóng u ẩn đang nặng nề trên cuộc gặp gỡ lại của tôi và cô em hàng xóm đã nhiều năm xa cách.
“ Trông anh dữ lắm sao?”
Mai cúi mặt.
“ Anh không dữ. Nhưng vì anh không một lời trách cứ em nên em sợ.”
Tôi châm chọc Mai cho nhẹ bớt nét muộn sầu trên khuôn mặt tôi vẫn thương.
“ Vậy thì bây giờ anh trách cho em hết sợ nghe.”
Mai cố nhếch miệng.
“ Anh trách bây giờ thì em cũng chẳng hết sợ.”
“ Sao vậy? Anh không trách em sợ, anh trách em cũng chẳng hết sợ.”
“ Tại vì, tự trong lòng anh, anh không trách em.”
Thật ra, khi nghe tin Mai đành đoạn bỏ Đắc ra đi, tôi ngơ ngẩn như người bị ma ám. Tôi thương cho cả hai người. Lúc đó, tôi còn ở Việt Nam, cuộc sống ngắc ngoải trong cơm áo, nghe được tin như vậy, tôi cũng chỉ biết buồn. Cuộc tình không do tôi vun xới nhưng tôi như có trách nhiệm. Chính tôi đã dẫn Đắc đến nhà Mai. Hồi đó chúng tôi đang học thi Tú Tài Bán Phần, một cuộc thi khá cam go mà mười người thi may ra được một hai người có tên trên bảng kết quả. Ông anh tôi trước đó đã hốc hác học đêm học ngày mà tới ngày nghe đọc kết quả cũng không dám đi nghe, phải nhờ tôi đi nghe giùm. Tôi chưa thi nhưng nghe những con số báo danh nhẩy cách từng quãng dài, tim cũng hốt hoảng nhẩ trong lồng ngực. Chung quanh tôi, những khuôn mặt xám ngoét hoảng loạn không còn hồn phách treo tim theo những vần tên hụt hẫng phát ra từ chiếc máy phóng thanh rè rè đầy quyền thế. Cái trò đau tim đó, cộng thêm với sự thúc hối của cửa quân trường rộng mở nếu hụt tên trên bảng vàng, làm chúng tôi vật vờ trên đường đi tìm tương lai. Chúng tôi co lại học thi chung với nhau cho vơi nỗi sợ. Nhà Soạn tương đối rộng rãi, có phòng riêng, nên ngày đêm tôi và Đắc tới dùi mài kinh sử. Nhà tôi ở trong đường hẻm sát ngay căn nhà ngoài mặt đường của gia đình Soạn, nên tôi và Soạn thân nhau. Cả gia đình Soạn coi tôi như người trong nhà. Chỉ có Đắc ở xa tới nên được làm khách. Mai đang học Đệ Ngũ, tươi như một cành lan trong sương sớm, là đầu sai của các ông anh. Thực ra, trong thời gian ngậm ngải tìm trầm, chúng tôi chẳng có nhiều nhu cầu. Bụng dạ nào mà ăn ăn uống uống. Nhưng Mai lại cứ ngoan ngoãn lúc thì đĩa cam, lúc thì bình nước, lúc thì chén chè, lúc thì miếng ổi miếng cóc mang vào cho các ông Tú chờ. Mai lúc nào cũng tươi tắn chăm lo cho chúng tôi.
“ Mời mấy anh dùng, sau này có làm ông lớn thì đừng có quên Mai.”
Tôi giỡn lại với Mai.
“ Em trông hình hài các anh thì biết, anh nào anh nấy như ve sầu mùa đông thế này, biết bao giờ lớn được!”
Mai cười theo.
“ Ve sầu mùa đông thì rồi đời rồi, còn đâu mà xác xơ. Anh phải nói là ve sầu ham hố, muốn bán thịt mình để mua tấm bằng. Mai thấy các anh học mà muốn bỏ học. Mai ấy à? Đậu hay rớt, kệ! Chứ không có cái kiểu học tàn phai nhan sắc như các anh đâu!”
Mai bưng miệng. Những ngón tay thon nhỏ, trắng ngần, e ấp dưới mái tóc dài bóng mượt đổ xuống. Mai có những ngón tay tài hoa, những ngón tay có lần tôi buột miệng xưng tụng là những ngón tay bắt được của trờilàm Mai mắc cở.
“ Dễ sợ! Trời to cao như thế thì tay phải là tay hộ pháp. Có bắt được thì Mai cũng phải mang trả lại cho trời. Xấu xí chết đi ấy!”
Tôi biết Mai châm chọc tôi, nhưng thấy cái vẻ dễ thương của Mai, tôi cố níu chiếc lưỡi thích cãi cọ của mình.
“ Ừ, tay trời làm sao sánh được với tay Mai. Trông thấy tay Mai là anh muốn vẽ.”
Mai vốn biết tài vẽ của tôi, chắp hai tay trước ngực van vỉ.
“ Thôi, cho Mai xin đi anh. Anh mà vẽ thì tay Mai lại thành tay trời mất. Tội Mai một chút cho Mai chóng lớn!”
Mai hồi đó đang thành người lớn. Mắt đã liếc gương, miệng đã tươi tắn, ngực đã chanh cốm, cử chỉ đã điệu đàng, nụ cười đã e dè giữ ý. Nhưng lớn trước tuổi là đôi bàn tay Mai. Những ngón tay Mai vờn trên phím dương cầm như những bước chân chim nhởn nhơ nhẩy nhót. Chúng tôi đã say mê mỗi khi Mai đàn cho nghe khi nghỉ xả hơi. Mai búng ra những âm thanh rộn rã, thanh thoát và tươi mát. Tươi mát như Mai trước phím đàn. Mai đàn như chơi đùa. Tiếng đàn của Mai nhí nhảnh, nghịch ngợm.
Như chính Mai mười lăm.
Tôi mê tiếng đàn của Mai. Đắc còn mê hơn nữa. Mỗi lần nghe Mai đàn,đôi mắt Đắc ngây dại dưới tròng mắt kính cận khá dầy.
Nhà hàng mờ mờ tối với những ngọn đèn vàng vọt yếu đuối tỏa một thứ ánh sáng khiêm nhượng từ trên trần sẫm một mầu ảm đạm. Trông mập mờ giống một phòng trà ở Saigon thời trước hơn là một nhà hàng ăn. Ngọn nến leo lét giữa bàn chập chờn trên khuôn mặt Mai lúc sáng lúc tối.
Mai có đẫy đà hơn xưa, khuôn mặt đậm nét phấn son cũng tròn trịa hơn.
“ Em tới ăn ở đây thường không?”
“ Thỉnh thoảng. Anh thấy sao?”
Tôi quay người nhìn quanh.
“ Khéo lắm! Họ biết dùng bóng tối để cho thực khách trong mỗi bàn có cảm tưởng gần gũi nhau hơn. Ngọn nến giữa bàn như chút ánh sáng thân mật vun vòng người quanh bàn vào với nhau.”
Mai cầm tay tôi nói nhỏ.
“ Anh vẫn nghệ sĩ như xưa.”
Tôi xoay bàn tay lại nắm những ngón tay của Mai.
“ Đâu có nghệ sĩ bằng những ngón tay này. Anh có đọc báo. Họ vẫn nhắc tới em.”
Mai để yên tay trong tay tôi.
“ Đó là lẽ sống của em bây giờ. Vì nó mà đời em khổ. Nhưng em chấp nhận bởi vì chính em muốn như vậy.”
Mắt tôi không chớp trước mặt Mai. Mai nhìn lại, bướng bỉnh.
“ Em lớn lên nhiều!”
Mai cười.
“ Chắc anh tránh không muốn nói em già!”
“ Không, anh không muốn nói tới cái lớn sinh học. Mỗi năm mỗi thêm tuổi, chẳng ai trốn tránh được chuyện đó. Anh muốn nói tới tinh thần.
Sau bao nhiêu năm mới gặp lại em, anh không ngờ em lại già dặn đến như vậy. Trong đầu anh, trong từng ấy năm xa cách, hình ảnh em trong anh
ẫn luôn luôn là hình ảnh cô bé Mai của anh những ngày tháng cũ.”
Mai vân vê chiếc khăn ăn đỏ sậm.
“ Thôi anh, anh đừng làm em khóc.”
Tôi cầm dao cầm nĩa lật úp con cá đang ăn dở trên chiếc đĩa hình bầu dục giữa bàn.
“ Cho anh xin lỗi. Đưa cho anh chiếc chén của em. Hai anh em mình phải xử cho xong chú cá thơm phức này. Ngày xưa em thích ăn cá lắm mà!”
Mai đưa chiếc chén mỏng tanh cho tôi.
“ Anh cho em xin. Anh nhớ dai nhỉ? Anh Đắc cũng thích ăn cá lắm.”
“ Thế à? Nó thích thật hay nó muốn chiều em vậy?”
“ Chắc anh ấy thích thật. Anh ấy gặm tới tận xương.”
Tôi bật cười.
“ Anh nói có sai đâu. Nó chiều em nên gặm xương để dành cho em phần thịt. Cái thằng lù đù như nó lấy được em thì chiều chuộng vợ phải biết!”
‘Bộ anh thì hơn gì? Em nghe đồn là anh cũng biết điều với chị lắm, phải không?”
“ Em đừng nghe lời đồn của thiên hạ. Nhưng thằng Đắc, anh biết nó quá mà! Có nhắm mắt anh cũng biết nó...phụng dưỡng em như thế nào!”
Mai nhai xong miếng cá, hớp một chút vang trắng, nghiêng đầu ngó vào mặt tôi.
“Anh thiệt!”
Đám cưới của Mai với Đắc, tôi không về tham dự được. Lúc đó tôi đang lặn lội trong rừng sâu, làm tiền quân cho một chiến dịch lớn. Guồng máy đang quay nhanh một cách ác liệt, con chốt là tôi tài cán gì để có thể rút chân rút cẳng ra khơi khơi về Saigon ăn cưới. Buổi tối, mắc chiếc võng dưới tàng cây, poncho úp kín người, tôi nằm trằn trọc nhớ về Saigon. Saigon có Mai, có Đắc đang lao xao bước vào vòng vợ chồng.
Đã lâu tôi không gặp cả Đắc lẫn Mai nên không biết chuyện tình của hai người ra sao. Thiệp cưới đến với tôi khá bất ngờ. Tôi thẫn thờ chẳng buồn ăn trưa hôm đó. Mấy tên sĩ quan bạn cùng mâm tưởng tôi thất tình.
Thực ra, tôi quá thắc mắc về cuộc hôn phối này. Đắc lúc nào cũng cẩn tắc, kỹ càng, tính trước cả cây số trước khi làm một chuyện gì, dù lớn hay nhỏ. Mai thì phóng khoáng, văn nghệ, đam mê, chuyện gì cũng làm xong rồi mà vẫn chưa tính. Vậy mà hai đứa lại ráp vào nhau. Bây giờ lại còn buộc chặt vào nhau nữa. Tôi mải băn khoăn về cái thiệp cưới không chờ đợi này đến lúng túng trong công việc. Hoàn khá tinh ý. Hắn bắn liền. Thất tình hay sao vậy, cha nội?/ Cỡ tao mà thất tình à?/ Cỡ nào mà chẳng thất tình được. Thuyền lớn thì có sóng lớn, cha nội ơi.
Mà thiệp cưới của ai vậy?/ Của em thằng bạn cũ./ Cha nói cô dâu hay chú rể vậy?/ Cô dâu!/ Vậy thì đúng boong rồi, chối gì nữa cha. Cái thứ đó là đau nhức hết biết!/ Nhức cái mẹ gì. Chú rể là thằng bạn thân của tao. Cả hai đứa tao coi như người nhà./ Nhà cửa gì, cha nội! Cái mửng đó lại còn nhức bạo hơn nữa!/ Mày biết cái đếch gì! Chỉ nói tầm bậy!/
Tầm bậy mà vậy vậy đúng boong. Này cha nội, chuyện đã dĩ lỡ rồi thì tha cho chúng nó. Còn cha nội, quẳng gánh buồn đi mà...hành quân! Láng cháng buồn với sầu, ngơ ngác giữa trận tiền, dễ ăn đạn lắm đấy. Có thân thì lo. Dục cha nó mấy cái vụ hậu phương đó đi!
Nhớ lại chuyện cũ của tên quan ba bạn, bộ binh mà mồm miệng như pháo binh, tôi cười vu vơ. Mai nhìn dò hỏi.
“ Anh cười gì vậy?”
“ Nhớ lại câu nói của tên bạn lính cũ khi anh nhận được thiệp cưới của em.”
“ Anh ấy nói sao?”
Tôi cố gạt đi.
“ Nó nói tầm xàm ấy mà. Nó tưởng anh thất tình. Hồi đó tên nào nhận được thiệp cưới cũng được phong làm anh hùng thất tình. Đời lính, nay đây mai đó, sống nay chết mai, mấy ai dám đèo bòng. Các em gái hậu phương rủ nhau sang ngang hết. Thiệp cưới như một bức thư từ giã. Một lời từ giã hồng!”
“ Anh buồn lắm hay sao mà anh ấy biết?”
“ Buồn chi! Em vui mà sao anh buồn được?”
Mai thở dài. Nàng đưa tay ngoắc anh hầu bàn. Hai ngón tay trỏ chụm lại vẽ ra một tờ giấy tưởng tượng.
“Để anh trả cho.”
“ Em mời anh mà. Anh chê em không có tiền sao?”
“ Ai dám chê! Em đang gõ ra tiền mà.”
“ Anh thiệt! Không sợ em giận à? Em đàn vì nghệ thuật, vì đam mê. Tiền chỉ là chuyện phụ.”
“ Cho anh xin lỗi!”
Mai lườm tôi.
“ Lại còn bầy đặt xin lỗi!”
Chớm thu, những tàng cây trong công viên đang trở vàng. Lác đác trên những thảm cỏ bên đường, những cánh lá nằm như những con bướm vàng phơi mình ngủ yên. Mai khẽ hát một khúc nhạc thu, tay nhịp nhịp trên vòng lái. Tôi thả đầu óc ngơi nghỉ. Như đã đến bến bờ.
“ Anh còn nhớ những cánh lá me vàng đuổi nhau trên đường Nguyễn Du không?”
“ Sao mà quên được!”
“ Anh nhớ bữa anh chở em tới trường Quốc Gia Âm Nhạc không?”
“ Em bắt anh chở em đi học nhạc hoài, có nhớ bữa nào vào bữa nào đâu.”
Mai liếc sang phía tôi, lắc đầu.
“ Chán anh quá! Cái bữa gió đuổi lá me chạy lao xao trên đường một mầu vàng rực đó.”
Tôi nhỏm người, hứng thú.
“ Bữa anh bắt em đi bộ ấy hả?”
“ Ai mà bắt được em! Bữa đó em cũng thích đi bộ đấy chứ!”
“ Nhưng mà anh nghĩ ra chuyện xuống xe dắt bộ đạp lá me mà đi.”
Mai vênh mặt.
“ Tại vì anh lái xe thì anh nghĩ ra trước chứ em ngồi sau, hai chân
cũng đã muốn đạp lá vàng lắm rồi!”
“ Đẹp thiệt!”
Mai mơ màng.
“ Lúc đó đi bên anh, em thấy anh lãng mạn quá!”
“ Anh thấy em cũng vậy!”
Mai thở dài.
“ Lúc đó em ước mong là đường cứ dài ra mãi chẳng bao giờ hết!”
Mũi xe vòng gắt sang phía trái. Mai uốn người theo. Tôi giữ chặt chiếc tay cầm trước mặt. Bánh xe thắng gấp trước khung cửa nhà để xe.
“ Tới nhà rồi. Chút xíu nữa thì mải nói chuyện đi quá.”
Tôi nhìn Mai gật gù đầu.
“ Ngoài tài đàn, nay anh lại biết thêm em có tài dừng xe khẩn cấp. Lần sau cẩn thận nghe cô bé!”
“ Anh cứ mắng em đi. Để em cứ ngỡ là mình vẫn còn nhỏ.”
Phòng khách nhà Mai lãng đãng những mầu vàng và xanh dịu mắt. Chiếc đàn dương cầm đen bề thế chiếm hẳn một góc phòng sừng sững thu hút đôi mắt tôi vừa bước vào phòng. Bên góc đối diện, tủ rượu chen lấn nhữngchai nhiều hình dáng và mầu sắc. Mai đứng giữa phòng, tay chỉ vào cây đàn và tủ rượu.
“ Đời em đấy. Đàn và rượu.”
Tôi ngồi xuống chiếc nệm ghế xanh.
“ Đàn thì anh biết. Rượu thì anh hơi ngạc nhiên.”
Trên chiếc nệm ghế vàng, Mai cười.
“ Chắc anh tưởng em là bợm nhậu?”
“ Gần như vậy!”
“ Rõ ghét cái anh này! Em đâu có hư như vậy. Em thích ngắm rượu hơn uống.”
“ Mà uống cũng thích gần như ngắm!”
“ Đâu có! Cũng uống nhưng uống sơ sơ. Uống như một cách chọc quê sữa!”
Mai vụt đứng dậy, chạy ra nhấc cổ một chai, móc hai chiếc ly bằng những kẽ tay trái, đặt xuống bàn trước mặt tôi. Nhìn bộ mặt ngơ ngáccủa tôi, Mai cười.
“ Anh làm gì mà trông như đang sống ở trên rừng vậy? Em giỡn đấy!
Nhưng cũng thực đấy! Mấy chục năm sống với Đắc, ngày nào anh ấy cũng bắt em uống sữa. Uống đến phát ngán, phát điên lên. Vậy mà em vẫn cố chịu đựng. Lúc đó, trong thâm tâm, em nghĩ là uống rượu chắc thích lắm. Mà thích thật anh ạ, thỉnh thoảng, đi ăn tiệc, ăn cưới, em nhấp ké với Đắc mà thấy lợm mùi sữa. Em biết Đắc thương em. Dưới mắt Đắc, em lúc nào cũng là cô bé Mai ngày xưa. Anh ấy không cho em lớn. Em chịu đựng được là vì em thật tình thương Đắc.”
Hai chiếc ly lăn tăn sủi bọt khi Mai nghiêng chai đổ rượu.
“ Mừng cho cuộc gặp gỡ lại của anh em mình!”
Hai thành ly cụng nhau. Rượu tê đầu lưỡi. Vẫn Mai cảm động.
“ Mừng anh vẫn như xưa!”
Tôi lặng đi.
“ Mừng em cũng vẫn như xưa!”
Mai đặt ly xuống bàn, buồn bã.
“ Không còn như xưa đâu, anh ạ. Khi bỏ Đắc ra đi, em đã bỏ lại sau lưng chiếc lồng kính đã ấp ủ em. Ấm cúng nhưng chật chội quá!”
“ Lúc đó em không còn thương Đắc nữa à?”
Mai lắc đầu.
“ Vẫn còn chứ anh. Em thương Đắc nhưng tội cho anh ấy nhiều hơn. Đắc tưởng em như một con búp bê, yên ổn nép trong tình yêu của anh ấy.
Nhưng em có cái đam mê riêng của em, em thèm sống lại với đám đông, thèm tiếng vỗ tay tán thưởng, thèm những ngưỡng mộ trong dáng đứng đồng loạt của khán giả khi em dứt tiếng đàn. Nỗi đam mê lớn dần lên, tuổi đời cũng cao dần lên, rồi tới lúc em hốt hoảng thấy như đã quá trễ tràng để trở lại với sân khấu. Em bay ra khỏi lồng mà lòng còn để lại những vương vấn. Cho tới bây giờ em vẫn thương Đắc, vẫn tội nghiệp anh ấy, vẫn tiếc là anh ấy không hiểu em, không hiểu được tâm hồn em.”
Mai bưng ly rượu tới chiếc đàn, ngồi xuống chiếc ghế đen bóng. Cánh áo trắng thon thả bờ lưng. Ly rượu đứng trên thành đàn. Bông hồng vàng lẻ loi trong chiếc bình mầu xanh vươn lên như cổ thiên nga. Những nốt nhạc dập dìu vang lên.
“ Em đàn cho anh.”
Âm thanh của bản Fur Élise lả tả rơi. Ngày xưa, mỗi lần nghe Mai đàn, tôi chỉ thích bài này. Tôi vốn có đôi tai điếc với nhạc cổ điển của Mai. Mai đã đi xa biết bao nhiêu đoạn đường với những năm tháng miệt mài trên phím đàn, tôi vẫn cứ kéo Mai về với nét nhạc đơn sơ, dễ dãi nhưng rộn ràng nhịp tim tôi. Bao nhiêu năm tìm về, Mai không hỏi tôi mà tay đã nhấn những nốt nhạc xưa. Nhạc bảng lảng trong tôi. Một thời sinh viên. Một thời lính tráng. Một thời tù ngục. Một thời vượt sóng.
Một thời tị nạn. Nhưng trùm lấp trong tôi vẫn là một thời ngọc ngà có Mai lí lắc, có tôi lạng chạng, có Soạn rối rắm, có Đắc mông muội. Hai bàn tay Mai vươn ra đập rộn ràng những nốt nhạc cuối. Nhạc vần vũ trong tôi, mềm tim, lắng hồn.
Mai quay lại.
“ Anh thấy sao? Tiếng đàn của em.”
“ Chững chạc hơn, điêu luyện hơn, dĩ nhiên. Em làm anh chết trong nhạc nhưng vẫn ấm ức như thiếu một chút gì.”
“ Em hiểu anh!”
Mai đứng dậy, khỏa lấp.
“ Mình uống thêm ly nữa nghe anh! Chưa bao giờ em thấy vui như hôm nay!”
ST FB Nga Bich Pham

Friday, January 22, 2021

KHÁNH LY VIẾT TIỄN BIỆT LỆ THU

Thu ơi. Tôi nhớ Thu lắm. Mọi người nhớ Thu. Thương tiếc Thu. Cả một đời, Thu hát cho người. Giờ Thu mang theo tiếng hát ấy đi, mang theo nụ cười ấy. Thu đi nhé. Chào bạn.

Khánh Ly
********************************************************************
BÀI VIẾT CỦA KHÁNH LY GỬI BẠN LỆ THU ĐÃ ĐI XA
Khánh Ly: 'Lệ Thu ơi, chào bạn!'
MỸ: Khánh Ly kịp kho cá gửi tặng Lệ Thu, như lời hứa cách đây 20 năm, trước khi bạn bà qua đời vì Covid-19.
Lệ Thu, "giọng ca vàng" của tân nhạc Việt, qua đời ở tuổi 78, vào ngày 15/1. Khánh Ly cho biết từ khi bạn nằm viện đến trước lúc qua đời, bà luôn cầu nguyện phép màu xảy ra. Bà viết bài tiễn biệt bạn.

Đà Lạt 1963
Tôi đã ở đây gần một năm. Đà Lạt thời gian này còn hoang sơ, sạch sẽ và êm ả. Mừng vì có việc làm. Được hát và có tiền. Lại nữa gia đình bên nội của con tôi cũng có cơ ngơi ở đây. Tôi có chỗ nương thân. Tôi quên mau những ngày tháng Sài Gòn đèn xanh, đèn đỏ. Tôi quên ngôi nhà có bà nội với tiếng đọc kinh rầm rì mỗi đêm. Quên cái buồng trống trên hở dưới trên dòng kinh nước đen như mực bên chợ Đa Kao. Căn buồng có chiếc giường mà nằm xuống là tôi có thể thấy mông của người nào đó vừa ngồi. Sài Gòn chỉ là thoáng nhớ mơ hồ trong tôi. Không vui, không buồn, không chờ mong. Tôi chẳng có gì, chẳng có ai để nhớ.

Rất tình cờ tôi gặp lại Anh. Anh là người tôi đã gặp ở phòng trà Anh Vũ đường Bùi Viện bây giờ. Anh có vẻ ngạc nhiên, thích thú khi thấy ở đâu ra một con bé quê ệch mà lại biết và hát Chiều vàng (Nguyễn Văn Khánh), Con thuyền không bến (Đặng Thế Phong)... Anh bảo tôi đừng bao giờ quên nụ cười. "Vì nó sẽ mở ra cho em nhiều cánh cửa", anh nói. Tôi thích Anh. Nhưng Anh thì không.

Chúng tôi đi bên nhau trên con đường đất nhỏ. Anh ôm vai tôi như ôm một đứa em trai và nói: "Này Mai. Về Sài Gòn đi em nếu em muốn đeo đuổi nghề này". "Em không về đâu. Anh biết đó. Về Sài Gòn em sống làm sao. Nhà không. Tiền không. Việc làm không. Sài Gòn không có chỗ nào cho em". "Vậy em có gì ở đây? Về Sài Gòn em sẽ có nhiều cơ hội khá hơn".

Anh nói thêm: "Hiện nay có một ca sĩ mới nổi, hát bài Tiễn em (Phạm Duy - Cung Trầm Tưởng) hay lắm. Em có nghe Lệ Thu hát bao giờ chưa?". "Em không biết. Em ở trên này làm sao mà nghe".

Tôi chia tay Anh và mau chóng quên những gì Anh vừa nói về Lệ Thu. Tên của cô ca sĩ đó không gợi cho tôi một chút nhớ gì. Mấy năm sau tôi mới biết Lệ Thu chính là cô bé đã khóc sau khi hát một nhạc phẩm của Lam Phương, lúc chúng tôi cùng trong ban Hoa Xuân.

Tôi chắc Lệ Thu không nhớ đến con bé đen đủi đã chủ động đến hỏi han rồi tự giới thiệu: "Đằng ấy là Lệ Thu, còn tớ là Lệ Mai". Bấy giờ, cô ấy đã là một tên tuổi được chú ý, được đánh giá cao. Chưa thể nào bằng Lệ Thanh, Thanh Thúy, nhưng Lệ Thu chen chân được ở đất Sài Gòn này cũng được coi là hay lắm rồi. Trong khi tôi vẫn chỉ là một bé con ngây ngô, nhút nhát chỉ muốn mãi mãi bám lấy Đà Lạt và coi như thế là nhất.
Lệ Thu và tôi có một tình bạn không thân không sơ, lúc gần lúc xa trong suốt nửa thế kỷ. Tình bạn chúng tôi không hoàn toàn êm ấm, có thể có những điều không ưng ý nhau. Nhưng chúng tôi đã cùng trải qua vui buồn nửa thế kỷ. 50 năm. Ôi, một đời người thử hỏi được mấy lần 50 năm.

Khi tôi vẫn làng nhàng trong giới sinh viên học sinh quân đội, Lệ Thu đã là "bà hoàng" của vũ trường, là tiếng hát sang cả của một tầng lớp quý tộc khoa bảng, những người nhiều tiền. Họ yêu tiếng hát Lệ Thu bởi chất giọng lành lạnh, kiêu kỳ. Tiếng hát của đỉnh cao vực sâu. Tiếng hát sắc lạnh như một vết chém. Dứt khoát. Không nương tay. Vết chém ngọt ngào.
Nhiều lần hát chung, đứng bên cánh gà nhìn ra, tôi bồn chồn xốn xang nghe Lệ Thu hát, nghe những tràng pháo tay như sấm rền dành cho chị. Chưa đến lượt mình, tôi đã muốn tắt giọng. Đành là hồn ai nấy giữ, nhưng đứng trước Lệ Thu, tôi không còn một miếng tự tin nào.

50 năm tình bạn, có lần tôi cũng nói xấu nàng. Tôi đã kể cho mọi người nghe chuyện chị ta làm biếng nấu cơm, rồi còn kể lể nào là vì là con một nên không biết nấu ăn, nào là do đẻ thiếu tháng nên được gia đình làm cho hết.

Khoảng 20 năm trước, trong một lúc cao hứng tôi hứa sẽ kho cá cho nàng. Lời hứa thì phải ráng giữ. Nhưng rồi vì bận chồng con, tôi quên. Thu không nhắc suốt 20 năm. Cách đây chừng ba tháng, tôi kho một nồi cá xong rồi chia cho bà con. Nhờ Jimmy đưa hộp cá kho cho Thu. Nàng kinh ngạc vì chính nàng cũng không nhớ lời tôi hứa.

Tháng 11/2020, một chương trình ở Mỹ mời cả hai quay chung. Lệ Thu và tôi đều quý cậu dẫn chương trình, lại được dịp hội ngộ, chúng tôi đồng ý ngay. Quay xong, vừa coi, Quang Thành hét tướng: "Hai cô trang điểm xấu quá, không được, phải quay lại".

Dù có tuổi phải giữ hình ảnh đẹp nhất trước công chúng chứ. Tôi thì dễ, quay lại thì quay, nhưng mọi người ngại nhất là "giọng ca vàng mười" Lệ Thu. Nàng vốn làm việc đâu ra đó, bỏ đi làm lại biết nàng có đồng ý, có thời gian không. Ấy vậy mà nàng đồng ý ngay mới lạ. Ngày quay, Jimmy đến đón tôi, rồi hai cô cháu tới đón chị Lệ Thu tại nhà riêng của chị đường Bolsa. Cả ba thẳng tiến phòng thâu. Đúng lúc chuẩn bị ghi hình, Lệ Thu hét tướng: Áo dài đâu rồi? Áo ở đâu ai biết. Thì ra, nàng để quên ở nhà. Cả đám nhìn nhau cười. Thằng bé Jimmy phóng như bay về nhà Lệ Thu lấy áo.

Ai biết được đó lần cuối chúng tôi gặp nhau. Ai biết được ký ức cuối cùng chúng tôi giữ về nhau chỉ là câu chuyện nhỏ như thế.

Lệ Thu đã bỏ đi. Lần trước quên áo. Lần này quên lời hứa với tôi, với Quang Thành. Lời hứa một tour xuyên Việt cho chương trình Vòng tay Nhân ái vào mùa hè tới ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng hai cô ca sĩ này có ưa nhau bao giờ. Mọi người không biết rằng: Đối thủ của nhau lại chính là tri kỷ của nhau đấy chứ.

Thu ơi. Tôi nhớ Thu lắm. Mọi người nhớ Thu. Thương tiếc Thu. Cả một đời, Thu hát cho người. Giờ Thu mang theo tiếng hát ấy đi, mang theo nụ cười ấy. Thu đi nhé. Chào bạn.

Khánh Ly
**Tấm ảnh cuối cùng chụp cùng nhau trong liveshow năm 2019 tại Mỹ 

Tạ Ơn - Lệ Thu

Ɗù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời, tɑ ơn ɑi đã đưɑ em νề chốn nàу
tôi xâу mãi cuộc νui.

Ɗù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời, tạ ơn ɑi đã cho tôi
còn thấу những ngàу ngồi mơ ước cùng người.

Ôi mênh mông tháng ngàу tháng νắng em
Ƭình tựɑ lá bỗng νàng bỗng xɑnh
Ɛm rɑ đi như thoáng gió thầm
để lại đâу thành ρhố không hồn


Quɑ con sông nhớ người đă xɑ
thành ρhố νẫn nắng νàng, νẫn mưɑ
Ϲâу sɑng Ƭhu lá úɑ rơi mù
Ϲhuуện ngàу xưɑ heo hút trong mơ

Ɗù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời, tạ ơn ɑi đã cho tôi
còn những ngàу quên kiếρ sống lẻ loi.

Ɗù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người
tạ ơn đời, tạ ơn ɑi đã cho tôi
tình sáng ngời như sɑo xuống từ trời .

Hạ Trắng / Lệ Thu


Lệ thu Hát Hạ Trắng Của Trịnh Công Sơn. 

Khi nhắc đến Trịnh Công Sơn, người ta nghĩ ngay đến giọng hát Khánh Ly. Cô không phải là người đầu tiên hát nhạc Trịnh nhưng lại là người có công mang những giai điệu của nhạc Trịnh đến gần với công chúng. Bên cạnh Khánh Ly người ta còn nghe Hà Thanh, Thái Thanh, Duy Trác, Anh Ngọc hay Uyên Phương hát nhạc của Trịnh Công Sơn. Lệ Thu cũng có hát nhạc của Trịnh Công Sơn và đã tạo được nhiều dấu ấn trong lòng công chúng qua một số ca khúc của ông. Bài hát thành công nhất có lẽ phải kể đến “Hạ Trắng”. “Hạ Trắng” được Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1961 khi tên tuổi vẫn còn là một ánh sao lu mờ. Ca sĩ Lệ Thu ghi âm ca khúc này lần đầu vào năm 1971 trong album Lệ Thu 01, chủ đề “Nước Mắt Mùa Thu”. Bài hát nhanh chóng được công chúng đón nhận. Nó luôn có mặt trong các chương trình nhạc chuyển mục, nhạc yêu cầu hay nhạc chọn lọc và được phát thường xuyên trên các làn sóng điện của đài phát thanh Sài Gòn, Quân Đội và Mẹ Việt Nam. Tại các phòng trà và đại nhạc hội, “Hạ Trắng” do Lệ Thu hát, thường xuyên là một trong những bài hát được khán giả yêu cầu. Hạ Trắng là một bài tình ca. Nhưng nó không có một câu chuyện tình để kể. Trong các sáng tác của mình, Trịnh Công Sơn thường hay sử dụng Phép Ứớc Lệ để xây dựng hình tượng của người con gái, đẹp-mảnh khảnh-thướt tha. Trong Hạ Trắng đó là “vai gầy”, là “tay dài”, là “tóc em dài” .. Một người đẹp liệu trai mà tác giả nghĩ đến trong giấc mơ và tình yêu trong “Hạ Trắng”có lẽ vì vậy mà tràn ngập sự da diết, mong chờ và đầy khao khát. Đó là thứ tình yêu mong cho thành bất diệt để “Áo xưa dù nhàu , Cũng xin bạc đầu , Gọi mãi tên nhau”. Ngòai Trịnh Công Sơn ra, không ai biết chắc chắn hoàn cảnh sáng tác thật sự của “Hạ Trắng”. Cảm nhận của người nghe, phần nhiều dựa vào lời của ca khúc và cách diễn tả của ca sĩ. Có lẽ tác giả phải trong tâm trạng cô đơn đến tột cùng mới cất lên những tiếng gọi trong giấc mơ như vậy. Trong giấc mơ của mình, Trịnh Công Sơn gọi nắng, gọi đời, gọi yêu thương rồi cũng chỉ dừng ở “Gọi tên em mãi, Suốt cơn mê này...” Giọng hát của ca sĩ Lệ thu có nét trầm buồn. Cô hát bằng cảm xúc tự nhiên có thề có được để chuyên chở đến người nghe một tâm trạng cô đơn, xa vắng nhưng lại tiềm ẩn khao khát yêu thương. Lệ Thu không cường điệu hóa cảm xúc của mình nên làm người nghe cảm thấy dễ chịu-buồn nhưng dễ chịu. Họ như bị mê hoặc trong dòng cảm xúc đó và ngoan ngoãn theo giọng hát của cô đi vào giấc mơ của “Hạ Trắng”. Lệ Thu không phải là ca sĩ chuyên hát nhạc Trịnh Công Sơn nhưng bài hát nào của Trịnh Công Sơn được cô chọn trình bày cũng thường là một ca khúc thành công. Người ta còn nghe Lệ Thu hát “Cát Bụi”, “Tình Xa”, “Rồi Như Đá Ngây Ngô”, “Tuổi Đá Buồn” hay “Vết Lăn Trầm” ... Điều thích thú là cả hai ca sĩ Lệ Thu và Khánh Ly đều có giọng hát trầm nhưng lại trình bày nhạc Trịnh Công Sơn bằng hai cách hoàn toàn khác nhau. Điều này giúp mang cho ca khúc của Trịnh Công Sơn nhiều màu sắc cảm xúc thật phong phú và đa dạng. Bây giờ là năm 2016. Ca sĩ Lệ Thu đã trình bày “Hạ Trắng” rất nhiều lần. Cô cũng đã cho ghi âm lại “Hạ Trắng” với cách hòa âm tân kỳ. Nhưng “Hạ Trắng” do Lệ Thu hát năm 1971 mãi mãi có một dấu ấn đặc biệt trong lòng người nghe. Đó là cuộc phiêu lưu của những tâm hồn cô đơn đi vào giấc mơ của yêu thương và khao khát.

The Jimmy Show | Lệ Thu - phần 3| SET TV www.setchannel.tv

Lệ Thu Xin Còn Gọi Tên Nhau ASIA 1

Thursday, January 21, 2021

Bài Tưởng Niệm Nữ Danh Ca Lệ Thu - Thanh Lan

THANH LAN
Chị Lệ Thu thương mến,
Giờ này chị đã bay xa khuất nơi nào, em ngồi đây nhớ đến lần cuối mình nói chuyện điện thoại với nhau. Giọng chị ấm áp, kèm theo tiếng cười, như vẫn còn muốn chọc ghẹo em chuyện này chuyện nọ. Như người chị cả mắng yêu đứa em mà mình hằng thương mến. Tại sao lúc chị còn sống em không nói được một lần là em thương mến chị?
Buồn lắm chị ạ. Vào đầu tháng 12 chị và em đã đồng ý lên talkshow của em “ Một thoáng Quê Hương” cho đài Việt Mỹ. Rồi lệnh cách ly khiến chuyện quay hình phải ngưng lại. Sau đó Jimmy lại mời hai chị em mình lên Jimmy TV cho chương trình Giáng Sinh. Em gọi phone chuyện trò với chị khá lâu. Bàn nhau sẽ mặc màu gì. Em nhớ em đã nói là em rất thương những nghệ sỹ của trước năm 1975, lần lượt chúng mình sẽ ra đi, nên nếu để lại được một kỷ niệm chung cho khán giả đã yêu mến mình, thì đó là điều hiện nay em rất muốn làm. Chị đã hứa sẽ ký tặng cho con gái của em, fan của chị, một CD mới.
Thế rồi chị phải vào nhà thương.
Em chẳng ngờ được lần đó là lần cuối cùng mình nói chuyện vui vẻ với nhau. Giọng chị nghe vẩn khỏe mà. Thật là không thể ngờ nổi!
Giờ này chị đã bay cao, chị có thể nhìn thấy, hiểu hết những điều mà mắt trần không nhìn thấy hết được. Chị cho em bày tỏ tình cảm của em dành cho chị từ những năm 1970 cho đến hiện tại chị nhé. Lần đầu tiên em biết đến chị là vào thời điểm đài truyền hình số 9 Saigon mỗi đêm trước giờ phát hình đều cho khán giả nghe giọng chị với bài Tình Khúc Thứ Nhất của anh Vũ Thành An. Chị ơi nghe giọng chị em phải lắng tai nghe mà quên hết mọi sự. Một giọng hát tròn đầy ngào ngạt thơm mùi lúa vàng quê hương miền Bắc. Nghe chị hát em thấy cả một bầu trời xanh của thanh bình và hạnh phúc. Dù cho chị hát bài buồn thì cái buồn cũng không ảm đạm, mà chỉ như là một bức tranh tuyệt đẹp về tình yêu đôi lứa. Như một bài thơ lãng mạn mô tả buổi chiều tà.
Em cũng thích chị ở mái tóc ngắn à la garconne nhìn rất tinh nghịch. Vào cái thời mà đại đa số các nữ ca sĩ nào cũng để tóc dài thì mái tóc của chị cho thấy chị có cá tính rất mạnh mẽ, không cần theo ai , đường mình mình đi. Em cũng thích luôn những tà áo dài có hoa thật to của chị, trông như những bức tranh các danh họa của nước Pháp đã vẽ nên.
Rồi đạn bom cày xới quê hương, sau 1975 có thời gian mình cùng hát trong đoàn Kim Cương. 10 Đồng một đêm cũng còn hơn là phải đi kinh tế mới, phải không chị? Em thì son phấn áo dài chạy xe đạp đến rạp hát (thuở ấy không ai có xăng mà chạy gắn máy). Em thấy chị mặt không trang điểm lấy xích lô đến rạp, lanh lẹn chạy vào hậu trường rồi mới vẽ mặt. Hát xong lại bôi hết phấn son ra về thoải mái trên xích lô. Thế cũng hay. Nhưng em cũng chợt tự hỏi mình. Hát có 10 đồng, chị đi xích lô thế thì còn gì nhỉ? Em thì chỉ đủ ăn tô mì trên đường về nhà chị ạ.
Rồi chị qua đến Mỹ, em qua sau chị những hơn mười năm. Thời gian ấy so với hiện tại thì thật là một thời gian hạnh phúc. Chị và em tuy ít khi gặp nhau nhưng hễ gặp là lại tay bắt mặt mừng. Em thương nụ cười của chị khi nói chuyện với em. Thú thật là em rất sợ những ai làm mặt nghiêm với em chị ạ.
Em rất vui mỗi khi chị tổ chức show gì chị lại nghĩ đến em. Những ngày vũ trường Majestic còn mở cửa, em đã đến hát với chị trong đêm của nhạc sĩ Lê văn Thiện do chị tổ chức. Gần đây nhất là đêm Lệ Thu tại San Diego cùng với Tuấn Ngọc và Trần Thái Hòa. Hai chị em mình song ca Như Cánh Vạc Bay. Giờ chị đã bay xa thật rồi. Chị rời xa đau buồn lo lắng. Chị đã trả xong nợ trần .
Em sẽ gặp lại chị một ngày nào đó nhé chị Lệ Thu. Chỗ đứng của chị trong lòng khán giả, cũng như trong lòng em, không ai thay thế được.
Em luôn nghĩ em không phải chỉ là đồng nghiệp của chị. Em là đứa em gái nhỏ của chị, chị Lệ Thu nhé!


Thanh Lan,
Một đêm buồn ở Quận Cam , tháng 1 năm 2021.
(FB Nga Bich Pham)

Tuesday, January 19, 2021

Legendary Vietnamese Singer Le Thu Passes Away at 78 After Getting COVID-19

Le Thu, a Vietnamese American songstress who rose to fame in the 1960s and 70s, died at the age of 78 after suffering from COVID-19. Thu was reportedly admitted to Orange Coast Memorial Hospital in Fountain Valley, California and placed in the intensive care unit as early as Jan. 3. The diva remained in a coma until her death around 7 p.m. on Friday, according to Tuoi Tre. Thu, whose real name is Bui Thi Oanh, was born in Vietnam's Hai Phong City on July 16, 1943. She launched her career in 1959, singing love songs from famous composers in the country. Along with contemporaries Thai Thanh and Khanh Ly, Thu became one of Vietnam's leading vocalists at the time. She moved to the U.S. after 1975 following the Vietnam War. Thu recorded 24 solo albums and multiple collaborations with other Vietnamese artists. She also performed at concerts in and outside the U.S.   Thu returned to Vietnam in 2007 following the death of composer Trinh Cong Son. She continued to appear in concerts and served as a judge for several TV shows. By 2014, Thu hosted her first live show in Vietnam, according to Vietnam Net.

Thu's funeral will not take place until several weeks later as services in her area remain overwhelmed amid the COVID-19 pandemic, according to singer Quang Thanh, one of her juniors. Feature Image Screenshots via Thuy Nga

Lệ Thu – Giọng hát hoài niệm / Phương Thảo - Trường Chinh

LTS: Bài vở và hình ảnh liên quan đến Trang Tưởng Nhớ, xin gửi về phan.tuyen@nguoi-viet.com

***

Lệ Thu. (Tranh: Đinh Trường Chinh)

Phương Thảo – Trường Chinh

Lệ Thu, cái tên tiền định, tiếng hát ròng của tân nhạc Việt Nam, vừa nằm xuống. Buổi tối mùa đông, tin Lệ Thu ra đi, tựa như một giọt nước mắt đang bị đông cứng vì lạnh, bỗng tan chảy ra, rơi nhẹ xuống cuộc đời… Một chia tay, vĩnh viễn, đằm thắm mà sâu, thật sâu, trong lòng người – những người trước đó như vẫn đang chờ đợi một sự mầu nhiệm nào đó có thể xảy ra với Cô trong mùa khổ nạn này. Nhưng không. Lệ Thu ra đi, lần này ra đi thật, vẫy chào như một chiếc lá thu nào đó còn sót lại giữa mùa đông này. Giọt nước mắt kia là Lệ, chiếc lá ấy là Thu. Lệ Thu.

Lệ Thu là ca sĩ hàng đầu của nền tân nhạc Việt ở miền Nam trước 1975. Cô là một giọng hát tiêu biểu của thế hệ Cô trong không khí sinh hoạt văn nghệ miền Nam lúc bấy giờ. Tiếng hát ấy đã cất lên giữa một thành phố hoa lệ, giữa “Sài Gòn ban đêm mở cửa”, của giọng kèn trên đại lộ khuya. Lệ Thu thuộc hàng ca sĩ mà các nhạc sĩ tài năng phải tìm đến để đưa Cô những bài hát mới sáng tác, mong được tiếng hát ấy thổi hồn vào những âm vực đầu tiên đưa họ đến người nghe. Lệ Thu chính là người hát đầu tiên những bài hát xuất sắc của Trịnh Công Sơn, những “Hạ Trắng”, “Xin Mặt Trời Ngủ Yên” v.v… Lệ Thu cũng đã đưa những bài hát đầy tâm sự của Trường Sa vào lòng người: “Xin Còn Gọi Tên Nhau”, “Mùa Thu Trong Mưa”, “Rồi Mai Tôi Đưa Em”. Lệ Thu gắn liền tiếng hát mình với những ca khúc bất hủ của Việt Nam như “Ngậm Ngùi” (Huy Cận – Phạm Duy), “Mắt Biếc” (Cung Tiến), “Thu Hát Cho Người” (Vũ Đức Sao Biển), “Tình Khúc Thứ Nhất” (Nguyễn Đình Toàn/ Vũ Thành An), và còn rất nhiều nữa. Điều đó cho thấy một Lệ Thu cực kỳ nhạy cảm với âm nhạc và là người biết xử lý tốt nhất các sáng tác mới. Đó là điều không dễ dàng chút nào, nếu không nói là có thể có phần rủi ro trong sự nghiệp, nếu chọn bài hát không phù hợp. Nhưng hầu như bài hát mới nào, qua giọng  hát Lệ Thu, đều thành công ngoài mong đợi.

 Lệ Thu. (Tranh: Đinh Trường Chinh)

Trong một bài viết, Cô nói: “Tôi hay nhớ những chuyện nhỏ như thế bởi chính chúng đã làm nên cuộc đời ca sĩ của tôi, như trường hợp bài Hạ trắng. Nhiều người thích nghe tôi hát bài này, có lẽ họ phải cảm ơn danh ca Hà Thanh đã mách tôi biết anh Trịnh Công Sơn đang muốn gửi cho tôi bài mới. Nhờ đó mà tôi sốt sắng tìm anh Sơn và có thêm một bài hát hay trong “gia tài” của mình.” Từ Lệ Thu, “Hạ Trắng” của Trịnh Công Sơn trở thành một bài hát vượt thời gian. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ, về cái “duyên” âm nhạc, trong cuộc đời ca hát của cô.

Trong không khí văn học nghệ thuật phong phú của Sài Gòn trước 1975,  Lệ Thu là một Juliette Gréco của Việt Nam. Cũng như Juliette Gréco, ngoài tài năng vượt trội trong lãnh vực âm nhạc, Cô còn là người gần gũi với các nhạc sĩ, thi sĩ, văn họa sĩ của miền Nam lúc bấy giờ, thường được họ nhắc đến trong nhạc, thơ, văn chương. Phạm Đình Chương đề tặng riêng Lệ Thu bài hát “Mắt Buồn”, phổ thơ Lưu Trọng Lư. Dù chưa xác nhận, mọi người đều thấy hình ảnh Lệ Thu trong “Nước Mắt Mùa Thu” của Phạm Duy. “Rồi Mai Tôi Đưa Em” cũng là hình ảnh Lệ Thu mà nhạc sĩ Trường Sa đã viết thành v.v… Hơn thế, bao nhiêu mỹ từ các nhà văn danh tiếng đã dành riêng cho Cô: Duyên Anh gọi cô là “Tiếng Hát Vàng Ròng”, nhà thơ Nguyên Sa gọi đó là “Tiếng Hát Vàng Mười”, còn nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng viết: “Lệ Thu – tiếng hát không ngừng chinh phục.

Với Lệ Thu, âm nhạc là một định mệnh. Lệ Thu sinh ra để hát những bài hát buồn, rải xuống đời những lời tự sự bằng một giọng hát tròn đầy, trầm lắng, ngọt ngào. Một chất giọng mezzo-alto (nữ trung trầm) hiếm hoi vì sự tròn trịa và âm vực cao, thấp rõ ràng của nó. Tiếng hát Lệ Thu có lẽ dễ đi đến lòng người, dễ đến với đại chúng hơn Thái Thanh, Mai Hương, Kim Tước… Nếu “Nửa Hồn Thương Đau” (Phạm Đình Chương) của Thái Thanh nức nở, cứa thẳng vào vết thương,  thì “Nửa Hồn Thương Đau” của  Lệ Thu đưa ta đi vào phía sâu của thương đau, lui về lại thời gian khi vết thương đó vừa mới bị cắt đau. Vì thế, tiếng hát Lệ Thu là tiếng hát có khả năng gợi lại kỷ niệm một cách lạ kỳ, dễ dàng  đưa người nghe tìm về một chân trời tím ngắt nào đó xa xưa. Người nghe có thể như chìm đắm trong không gian lan tỏa từ tiếng hát cô.

Lệ Thu còn là một con người duyên dáng, trí thức khi trả lời phỏng vấn. Điều đó có thể rõ trong bài phỏng vấn rất hay của Đinh Quang Anh Thái: (*)

ĐQAT (hỏi): Tiếng hát LT đã là cảm hứng cho nhiều cây viết. Nhìn ở khía cạnh nào, thì tựu trung, những nhà văn, nhà báo từng viết về chị đều nhìn nhận rằng tiếng hát LT đã nuôi nấng nhiều ước mơ. Trong cuộc nói chuyện hôm nay tôi sẽ không đề cập nhiều đến LT, trên lãnh vực một nghệ sĩ tài danh, mà xin hỏi thăm chị về đời thường của LT – Chị có thể cho nghe một ngày trong đời của LT hiện nay ra sao?

LT (trả lời): Câu anh hỏi khiến tôi nhớ đến cuốn truyện nổi tiếng: “Một ngày trong đời Denisovich” của văn hào Alexander Solzhenitsyn, trong đó tả về sinh hoạt 24 giờ của một tù nhân khổ sai ở nước Nga dưới chế độ CS – Tôi thì may mắn hơn (cười thoải mái) Denisovich – Sinh hoạt một ngày của tôi giống như mọi người – Sáng dậy, tập thể dục, rồi đi chợ nấu ăn, sau đó trả lời thư của khán thính giả bốn phương, và học hỏi thêm những điều tôi thiếu sót. Tôi còn phải đi thâu băng những bài hát – Như thế là đủ hết một ngày.

Đó là cách trả lời ý nhị của Lệ Thu. Một số những bài phỏng vấn khác cũng cho chúng ta thấy quan niệm của Lệ Thu về cuộc đời, và về lãnh vực của mình – một Lệ Thu nghiêm túc, đầy năng lượng, đam mê với âm nhạc:

Khi hát, tôi không còn thấy ai cả, chung quanh tôi không có ai cả. Tôi chỉ tập trung tư tưởng để hát theo nhịp đập của con tim mình, hát theo niềm hạnh phúc của mình. Tôi hát do những rung động phát ra từ tâm hồn tôi” (Little Saigon Radio, 2003).

Tôi được nghe ở đâu đó rằng, hạnh phúc trong tầm tay mình và hiện hữu ở hiện tại. Quá khứ là gia sản của mỗi người, những gì có được ở hiện tại, dù là không may mắn nhưng tôi luôn bằng lòng với nó. Có câu danh ngôn vầy, hãy khép lại cánh cửa quá khứ và mở cánh cửa tương lai. Thì mở ra và bước thôi. Tôi không nhọc lòng lo lắng những thứ mình chưa biết, chưa trải ở tương lai” (Thế giới An ninh, 2015).

Với tôi, âm nhạc là một phần không thể thiếu của đời sống. Tôi luôn tự hỏi nếu một ngày không có âm nhạc thì tôi sẽ như thế nào. Và tôi không trả lời được” (ZingNews, 2016).

 Lệ Thu. (Tranh: Đinh Trường Chinh)

Tiếng hát Lệ Thu là sự hoài niệm của biết bao nhiêu thế hệ. Nó giống như những âm thanh phát ra từ những chiếc máy hát xưa cũ trong lòng mỗi người. Cho dù có nghe giọng hát Lệ Thu của những năm sau này, thì nó vẫn là một giọng hát đã phủ một lớp bụi mỏng của thời gian. Tiếng hát Cô chưa bao giờ bi thảm, chưa bao giờ sầu muộn, bi ai. Tiếng hát ấy chỉ đi thẳng vào trái  tim người bằng những nhịp âm sâu, lắng. Một Lệ Thu làm chủ hoàn toàn bài hát, làm chủ hoàn toàn sân khấu. Một phong cách trình diễn bất biến bao chục năm qua. Cô bước lên sân khấu và cất giọng hát thiên phú của mình, không điệu bộ, không những cử chỉ thừa thãi tay chân. Với Lệ Thu, chỉ có giọng hát tỏa mạnh, vang động đến tim người. Một Lệ Thu điềm đạm và đầy bản lĩnh trong trình diễn. Một phong cách của một nghệ sĩ lớn, một tiếng hát sinh ra để chinh phục khán giả.

Sự ra đi của Lệ Thu, với riêng tôi, như một sự lay thức nhẹ, nhẹ mà đau: Chúng ra rồi sẽ còn lại ai từ thế hệ quá tài hoa, quá đa âm đa sắc này? từ Thái Thanh, từ Mai Hương, rồi từ Lệ Thu ra đi… Trong tôi vang lên câu hát thật buồn của Trịnh Công Sơn, “ngồi bên dòng sông sẽ còn ai…” Sẽ còn ai? Chiều nay, cũng như rất nhiều người mến mộ cô, tôi đang nghe lại một loạt các ca khúc kinh điển của Lệ Thu, nghe tiếng hát ấy vẫn đâu đây, vẫn đang “bay trên hàng phố bâng khuâng” này… Tiếng hát cô sẽ còn ở lại, lâu dài. Chắc chắn là như thế.

Nếu được chọn 5 ca sĩ Việt Nam thích nhất, chắc chắn tôi sẽ chọn Lệ Thu. Nếu được chọn 3, tôi sẽ chọn Lệ Thu. Nếu chỉ được chọn 1 người thôi, có lẽ tôi cũng sẽ chọn Lệ Thu. Vì tiếng hát ấy là tiếng hát của hoài niệm, của dĩ vãng, là hơi thở của nhiều thế hệ, trong đó có thế hệ của chúng tôi.

Danh ca Lệ Thu | Hải Ngoại Thương Ca (Nguyễn Văn Đông) | PBN 77

 Còn đây giây phút này Còn nghe tiếng hát, nụ cười xinh tươi Còn trong ánh mắt, còn cầm tay nhau Ngày mai xa cách nhau Một người gối ch...